DN Việt lao đao vì căng thẳng giữa châu Âu và Nga

01/10/2014 09:54
01-10-2014 09:54:28+07:00

DN Việt lao đao vì căng thẳng giữa châu Âu và Nga

Căng thẳng giữa châu Âu và Nga đang ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh của cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu.

Không chỉ cộng đồng doanh nhân Việt tại Ukraine gặp khó khăn, mà cả ở những nước thành viên Liên minh châu Âu giáp ranh với Ukraine, như tại Ba Lan, Czech, Hungary và Roumanie, người Việt đang kinh doanh buôn bán cũng cảm nhận được tác động tiêu cực từ tình hình chính trị hiện nay.

Chợ Việt tại Thủ đô Warsaw, rất xa Ukraine, nhưng hơi nóng chiến sự tràn sang cả tới đây. Những mặt hàng mà Nga ngưng mua từ Tây Âu, bao gồm cá, thịt, sữa, rau tươi, hoa quả..., rất may mắn lại là những mặt hàng mà người Việt tại Ba Lan không mấy khi kinh doanh. Thế nhưng, nay người dân Ukraine không dám chi tiêu nhiều như trước cũng tác động gián tiếp tới các doanh nghiệp Việt tại Ba Lan.

Ông Nguyễn Văn Thật, Doanh nhân tại Ba Lan cho biết: "Trong giai đoạn trước, chưa có chiến sự xảy ra, sự thông thương rất thuận lợi, bà con người Việt buôn bán bên Ba Lan rất suôn sẻ, bởi vì luồng hàng được thông suốt. Nhưng hiện nay, trong mấy tháng qua ách tắc rất nhiều, và chợ cũng thấy kém đi, khách từ Litva Ukraine sang rất ít".

Tình cảnh chung không chỉ thấy tại Ba Lan, mà cả ở những nước Đông Âu có chung biên giới với Ukraine. Ba Lan, Hungary, Roumani, Czech và Slovakia là những quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Hàng hóa sản xuất tại Tây Âu hay vận chuyển qua đây đều là những thứ có thể bán được sang Ukraine, rồi từ đó sang tới các tỉnh biên giới của Nga. Chiến tranh và cấm vận đã phá vỡ một số mảng thị trường hàng hóa.

Ông Nguyễn Văn Minh, Doanh nhân tại Ukraine nói: "Bây giờ người ta cũng phải phòng thủ, bởi lương của người Ukraine hiện nay hầu như bị cắt giảm. Nói về tiêu tiền thì sức mua bán là không có, tức là mua bán bây giờ rất dè dặt".

Khi mà người mua gặp khó thì người bán cũng lao đao, đây là tình cảnh hiện nay của những doanh nghiệp Việt tại những nước châu Âu có biên giới với Ukraine. Căng thẳng về chính trị cũng làm cho tỷ giá giữa các đồng tiền của các nước liên quan biến động mạnh, làm cho kết quả kinh doanh càng trở nên bấp bênh khó dự đoán. Đồng tiền của Ukraine mất giá tới gần 20% trong năm nay cũng là yếu tố bất lợi cho những doanh nghiệp muốn bán hàng vào nước này.

vtv



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98