Hôm nay Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội

30/10/2014 06:40
30-10-2014 06:40:34+07:00

Hôm nay Quốc hội thảo luận về kinh tế xã hội

Trong vòng 1,5 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành thời gian thảo luận các vấn đề liên quan đến tình hình kinh tế xã hội năm 2014 và nhiệm vụ, kế hoạch 2015.

10 ngày sau khi lắng nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình đất nước một năm qua và kế hoạch cho thời gian tới, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành thảo luận hội trường trong vòng 3 phiên làm việc, xung quanh các vấn đề kinh tế - xã hội. Trước đó, cùng với báo cáo tổng quát được Thủ tướng trình bày, đại diện Chính phủ cho biết cơ quan điều hành đã gửi tới các đại biểu 49 báo cáo về các lĩnh vực khác nhau.

Các đại biểu sẽ dành 1,5 ngày để thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội.

Dù đã được mổ xẻ khá kỹ trong các phiên thảo luận chuyên đề trước đó, song với nhận định nợ công đang tăng nhanh được Thủ tướng đưa ra, đây vẫn sẽ là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm trong những giờ làm việc sắp tới. Cụ thể, tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách của Chính phủ hiện được báo cáo ở mức 14,2%, trong ngưỡng cho phép tại chiến lược Quản lý nợ công là không quá 25%. Tuy nhiên, nếu tính cả phần vay đảo nợ, con số này hiện đã ở mức 26,2% GDP.

Cùng với áp lực trả nợ, số liệu được công bố gần đây cho thấy phần dành cho chi thường xuyên của Chính phủ đang chiếm khoảng 70% chi ngân sách, trong khi số dành cho đầu tư phát triển ngày một eo hẹp. Phát biểu trong phiên họp báo thường kỳ chiều 29/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Nguyễn Văn Nên cho biết cơ quan điều hành cũng đang tính toán lại vấn đề này, để có được cơ cấu thu chi hợp lý, hiệu quả hơn.

Bên cạnh câu chuyện nợ nần, nhiều đại biểu cũng bày tỏ sự quan tâm đến quá trình phục hồi kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt thấp. Theo báo cáo thẩm tra, Quốc hội nhìn nhận thực tế tổng cầu vẫn suy giảm, tồn kho tăng 13,4% (cao hơn 2013), số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn (hơn 70.000 doanh nghiệp sau 9 tháng). Việc xử lý nợ xấu chậm, hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) cũng là vấn đề được Quốc hội tập trung thảo luận.

Cùng với kinh tế, cử tri cả nước cũng chờ đợi Quốc hội có những thảo luận chất lượng, những câu trả lời xác đáng xung quanh những vấn đề xã hội bức thiết như đổi mới giáo dục, y tế, an toàn giao thông, quy hoạch, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn...

Tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng nhận định kỳ họp diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế đã ổn định hơn, với một số tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém, đời sống kinh tế xã hội chịu nhiều tác động từ diễn biến phức tạp tại biển Đông. Trong các phiên thảo luận lần này, chủ tọa kỳ họp cũng sẽ lần lượt mời các thành viên Chính phủ tham gia giải đáp thắc mắc của các đại biểu. Đây cũng là những phần phát biểu được dư luận hết sức chờ đợi.

Kỳ Duyên

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98