Mập mờ cơ chế phân giao nhập khẩu đường

31/10/2014 19:42
31-10-2014 19:42:00+07:00

Mập mờ cơ chế phân giao nhập khẩu đường

Hàng năm, Việt Nam phải nhập một lượng đường tối thiểu là 70.000 tấn theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), song cơ chế nhập khẩu vẫn là giao cho các doanh nghiệp mà không qua đấu thầu công khai.

Điều này, theo nhiều người trong ngành, đang dẫn tới cơ chế xin-cho, gây ra sự bất bình đẳng, nghi kỵ giữa các doanh nghiệp trong ngành.

Theo ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, năm 2014 Việt Nam nhập khẩu khoảng 73.000 tấn đường. Bộ Công Thương đã cấp hạn ngạch nhập 40.000 tấn đường cho các doanh nghiệp chế biến, số còn lại cấp cho một số nhà máy tinh luyện đường trong nước. Ví dụ như Mía đường Biên Hoà (BHS) được cấp hạn ngạch nhập 15.000 tấn, Thành Thành Công Tây Ninh (SBT) 10.000 tấn, Mía đường Lam Sơn (LSS) 5.000 tấn...

Theo ông Long, cơ chế phân giao này gây ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp mía đường trong nước vì doanh nghiệp được cấp hạn ngạch nhập khẩu đường sẽ được hưởng lợi lớn từ chênh lệch giá đường giữa trong và ngoài nước.

Hiệp hội Mía đường đã nhiều lần kiến nghị Bộ Công Thương thay đổi cơ chế phân giao bằng cơ chế đấu thầu nhập khẩu đường. Phần chênh lệch đấu thầu sẽ được thu vào ngân sách nhà nước, tránh xảy ra cơ chế xin – cho, phát sinh tiêu cực như hiện nay.

Về vấn đề này, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương giải thích, Bộ không tổ chức đấu thầu vì Việt Nam đã cam kết phân giao trực tiếp đường nhập khẩu theo hạn ngạch WTO cho tới đối tượng sử dụng cuối cùng, chứ không phải đấu thầu.

Tuy nhiên, ông Long cho hay, lý giải của Bộ Công Thương là chưa thoả đáng.

“Bộ Công Thương chưa đưa ra một văn bản nào để chứng minh cho lập luận trên. Chúng tôi đã sưu tầm tài liệu trong một thời gian dài nhưng vẫn chưa có được. Còn nếu quy định đúng như vậy thì đây quả là một sai sót trong quá trình đàm phán gia nhập WTO,” ông Long nhấn mạnh.

Còn theo ông Hà Hữu Phái, chuyên gia ngành mía đường, nếu quy định trên là đúng thì chúng ta cần phải đàm phán lại để thay đổi từ phân giao sang đấu thầu. “Đây sẽ không phải là cái gì quá lớn để thế giới ép mình. Tại các nước đâu có thói quen, tập quán đó,” ông Phái nói.

Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường, tính đến ngày 15-10-2014, các nhà máy đã ép được 416.000 tấn mía, sản xuất được 36.800 tấn đường. So với cùng kỳ năm trước, lượng mía ép tăng 64.000 tấn, lượng đường tăng 7.100 tấn. Trong khi đó, lượng đường tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15-10-2014 là 202.500 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 43.000 tấn.

Thuỳ Dung

tbktsg



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Singapore hạn chế nhập khẩu trai nghi nhiễm độc của Malaysia

Phó Cục trưởng DOF Wan Aznan Abdullah đã thông báo xuất hiện loại tảo độc hại khiến trai ở vùng nước Port Dickson bị ô nhiễm, dẫn đến một số trường hợp bị ngộ độc...

Vì sao trứng gà, trứng vịt giá rẻ bán tràn lan? 

Trứng gà, vịt giá rẻ đang được bán tràn lan trên xe đẩy, bán xô… nhưng nguồn gốc, chất lượng sản phẩm không được kiểm soát.

Giá kim loại nối đà tăng mạnh, nông sản phục hồi

Số liệu Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, với 25/31 mặt hàng đồng loạt tăng giá, lực mua hoàn toàn áp đảo trên thị trường hàng hóa nguyên liệu trong...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98