Ông Nguyễn Xuân Bình (BVS): Xu hướng tăng điểm khá chậm và giằng co trong quý cuối năm

10/10/2014 13:30
10-10-2014 13:30:00+07:00

Ông Nguyễn Xuân Bình (BVS): Xu hướng tăng điểm khá chậm và giằng co trong quý cuối năm

Chia sẻ với người viết về thị trường chứng khoán quý cuối năm, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc khối Phân tích của CTCK Bảo Việt (HNX: BVS), cho rằng xu hướng tăng điểm của hai chỉ số có thể sẽ khá chậm và đan xen các nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Theo quan điểm chủ quan, ông dự báo VN-Index sẽ đóng cửa năm ở mức từ 630-650 điểm.

Nhận xét về diễn biễn thị trường quý vừa qua, ông Bình cho rằng thị trường đã có một nhịp tăng trưởng khá tích cực, đặc biệt là trong tháng 7 và tháng 8. Điểm đáng lưu ý trong chu kỳ phục hồi lần này là thị trường đi lên với sự phân hóa, luân phiên giữa các dòng cổ phiếu chứ không đồng loạt như các sóng tăng trước.

Ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc khối Phân tích của CTCK Bảo Việt

Đà đi lên của thị trường được tiếp sức bởi 2 yếu tố chính là xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất và sự chuyển biến cũng như triển vọng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự điều chỉnh giảm của mặt bằng lãi suất một mặt tạo lợi thế cạnh tranh thu hút dòng tiền cho kênh đầu tư chứng khoán, mặt khác giúp các doanh nghiệp tiết giảm chi phí vốn vay, cải thiện kết quả kinh doanh.

Nếu nhìn sát hơn vào diễn biến của các nhóm ngành, các công ty thuộc họ dầu khí được xem là tâm điểm, tạo động lực dẫn dắt chính cho thị trường trong quý vừa qua. Thông tin về triển vọng hoạt động từ việc trúng thầu hoặc triển khai các dự án lớn với dòng tiền ổn định đã tạo khá nhiều kỳ vọng cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tiến trình đàm phán và gia nhập TPP cũng mở ra tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu như may mặc, nông thủy sản. Một số ngành sản xuất cơ bản vẫn tiếp tục tận dụng được lợi thế như ngành săm lốp ô tô, cảng biển; các công ty đã hoàn tất quá trình tái cơ cấu vượt qua giai đoạn khó khăn trong ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng.

Bước sang quý 4/2014, ông Bình vẫn nghiêng về một kịch bản hồi phục cho thị trường sau nhịp điều chỉnh vào cuối quý 3. Tuy nhiên đà hồi phục sẽ không đồng đều giữa các nhóm ngành và có thể mang tính phân hóa rõ nét hơn tùy vào tín hiệu hồi phục cũng như triển vọng kết quả kinh doanh các quý cuối năm. Xu hướng tăng điểm của hai chỉ số có thể sẽ khá chậm và đan xen các nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Theo quan điểm chủ quan, ông dự báo VN-Index sẽ đóng cửa năm ở mức từ 630-650 điểm.

Dẫu vậy, nhà đầu tư cần chú ý các thông tin liên quan đến những xung đột địa chính trị trên biển Đông. Có thể những tác động đến thị trường sẽ không còn quá bất ngờ như đợt lao dốc hồi tháng 5 vừa qua nhưng vấn đề này vẫn còn gây ra lo ngại về những thiệt hại kinh tế tiềm ẩn cũng như có thể ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chung.

Tương tự các quý trước, yếu tố kết quả kinh doanh sẽ tiếp tục là nhân tố chính chi phối đến sự phân hóa giữa các dòng cổ phiếu. Sau khi thị trường đã trải qua một nhịp điều chỉnh thì vai trò dẫn dắt trong thời gian tới ông Bình cho rằng có thể sẽ được san đều cho một số ngành có triển vọng kết quả kinh doanh quý 3 tích cực như chứng khoán, may mặc và nông thủy sản. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng có thể bắt nhịp trong sóng tăng tới mặc dù sẽ mang tính phân hóa rõ nét trong ngành tùy vào tín hiệu ấm lên của từng phân khúc và dự án. Các mã bluechips mang tính truyền thống trên HOSE như HAG, FPT, REE, SAM… cũng được kỳ vọng tạo điểm nhấn thu hút dòng tiền trong giai đoạn cuối năm.

Chứng khoán Việt tiếp tục hấp dẫn vốn ngoại trong khoảng 3 năm tới

Xét đến vốn ngoại, ông Bình nhận định với tính chu kỳ của nền kinh tế và thị trường chứng khoán (TTCK) đang quay trở lại xu hướng hồi phục, TTCK Việt Nam vẫn tạo được sức hấp dẫn đối với dòng vốn ngoại không chỉ trong ngắn hạn mà có thể với tầm nhìn trong khoảng 3 năm tới.

Ở mặt bằng giá hiện tại, đa số các cổ phiếu mang tính dẫn dắt đang được giao dịch với mức PE biến động từ 10-15 lần. Nếu tính thêm yếu tố tăng trưởng dự báo trong quý cuối năm và sang năm 2015 thì mức PE “forward” mới chỉ ở mức 9-13 lần, khá thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Tất nhiên, để đánh giá đầy đủ sẽ cần đặt trong phép so sánh tương quan với tốc độ hồi phục kỳ vọng của từng doanh nghiệp, nhưng có thể coi đây là một căn cứ tương đối cho thấy sự hấp dẫn của TTCK Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đa phần là các nhà đầu tư giá trị.

Rủi ro lớn nhất đối với dòng vốn ngoại trong giai đoạn cuối năm là những vấn đề bất ổn trên thế giới, hiện đang nổi lên là diễn biến căng thẳng quân sự tại Ukraina và biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông. Đây là những yếu tố tác động mang tính gián tiếp, có thể gây ra những đợt rút vốn ngắn hạn của khối ngoại do nhu cầu cân bằng rủi ro cho danh mục tổng thể.

Mỹ Hà ghi







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98