Tăng trưởng GDP quí 3 của Trung Quốc thấp nhất trong hơn 5 năm

21/10/2014 16:18
21-10-2014 16:18:45+07:00

Tăng trưởng GDP quí 3 của Trung Quốc thấp nhất trong hơn 5 năm

Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 21-10 công bố tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quí 3-2014 của nước này chỉ tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong hơn năm năm qua.

Trong quí 1-2014 và quí 2-2014, GDP của Trung Quốc lần lượt tăng 7,4% và 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung trong ba quí đầu năm nay, GDP của Trung Quốc tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức tăng GDP 7,3%/năm cũng là mức tăng thấp nhất của kinh tế Trung Quốc kể từ đầu năm 2009.

Nguyên nhân

Tờ Financial Time (Anh) ngày 21-10 có bài phân tích về nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại trong quí 3-2014.

Đầu tiên là sản lượng nhà máy tại Trung Quốc chỉ cao hơn một chút so với mức thấp nhất trong 5 năm qua. Điều này một mặt cho thấy sự phục hồi kinh tế toàn cầu (đặc biệt là sự phục hồi kinh tế tại châu Âu) rất mong manh. Mặt khác, điều này phản ánh thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu chậm lại, sau nhiều năm nhà đầu tư đầu tư điên cuồng vào bất động sản, dẫn đến các nhà máy thép, nhà máy xi măng và các công ty khác của Trung Quốc rơi vào khó khăn. Hiện, giá thép tại Trung Quốc giảm xuống chỉ bằng giá bắp cải.

Thứ hai, đầu tư tài sản cố định giảm xuống gần mức thấp kỷ lục. Đầu tư tài sản cố định ở Trung Quốc ở mức độ nào đó có thể được sử dụng để đo nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng (qua đó nâng cao GDP). Do nợ quá nhiều, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tránh vay tiền.

Thứ ba, quy mô chi tiêu tiêu dùng của Trung Quốc không đủ lớn, không đủ để chuyển hướng sự phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư của chính phủ Trung Quốc. Do thiếu một hệ thống phúc lợi xã hội toàn diện, người dân Trung Quốc nằm trong số những người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới. Họ dành chi tiêu cho sức khỏe và giáo dục, chứ không phải mua sắm. Mặt khác, dưới ảnh hưởng của chiến dịch chống tham nhũng được đề xướng bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chi tiêu mua sắm hàng hóa cao cấp của tầng lớp giàu có cũng giảm đáng kể.

Nới lỏng tiền tệ hoặc kích thích tài khóa thôi chưa đủ

Gần đây, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nới lỏng kiểm soát đối với việc mua nhà, đồng thời Ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng quyết định bơm thêm tiền vào hệ thống ngân hàng nhằm ngăn chặn những rủi ro liên quan đến thị trường bất động sản.

Các biện pháp kích thích kinh tế nói trên phần nào phát huy tác dụng, bằng chứng là tốc độ tăng trưởng GDP quí 3-2014 vẫn cao hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế Bloomberg là 7,2%.

Tuy nhiên, chuyên gia Tao Dong của Credit Suisse tại Hồng Kông nhận định: "Thúc đẩy tăng trưởng không thể giải quyết bằng nới lỏng tiền tệ hoặc kích thích tài khóa. Trung Quốc cần cải cách".

Ngày 7-10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2015 từ mức dự báo trước đó là 4% xuống còn 3,8%, đồng thời dự báo nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tăng trưởng, còn khoảng 7,1% vào năm 2015 - thấp nhất kể từ năm 1990.

Phúc Minh

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98