Tham vọng lớn về bất động sản nghỉ dưỡng của Ninh Vân Bay giờ ra sao?

22/10/2014 13:46
22-10-2014 13:46:00+07:00

Tham vọng lớn về bất động sản nghỉ dưỡng của Ninh Vân Bay giờ ra sao?

Thời điểm năm 2009-2010, Ninh Vân Bay (HOSE: NVT) có tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong nước và khu vực trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng với động thái góp vốn tại hàng loạt dự án, qua đó hình thành một chuỗi các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cả 3 miền. Sau nhiều năm triển khai và thực hiện, NVT đã đạt được những gì?

NVT có đang bị nhấn chìm trong chính tham vọng của mình?

Đầu tư hàng loạt…

NVT tiền thân là CTCP Đầu tư và Xây dựng Tuấn Phong, thành lập vào năm 2006 với số vốn điều lệ 1 tỷ đồng, lĩnh vực hoạt động chính gồm đầu tư, xây dựng cơ bản, mua bán vật liệu xây dựng, trang thiết bị nột thất… Năm 2009 là năm đánh dấu sự thay đổi của NVT cả về quy mô và chiến lược kinh doanh, vốn tăng vọt từ 1 tỷ lên 500 tỷ đồng, lĩnh vực kinh doanh chuyển sang bất động sản nghỉ dưỡng.

Cũng từ đây, HĐQT Ninh Vân Bay thúc đẩy mạnh tham vọng bá chủ lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng trong nước với việc triển khai nhiều dự án lớn. Theo chiến lược, từ 2002-2008 NVT tập trung triển khai khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Vân Bay, giai đoạn 2009-2014 là đầu tư vào 5 khu nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Đồng Nai, Ninh Bình, Hội An và Bình Thuận.

Cụ thể, năm 2009, NVT sở hữu khu nghỉ dưỡng Six Senses Ninh Van Bay và dự án Six Senses Sai Gon River. Từ thời điểm này, dự án Six Senses Ninh Van Bay đã đem về doanh thu. Trong khi dự án Six Sences Sai Gon River mới ở giai đoạn giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng. Theo ông Hoàng Anh Dũng – Chủ tịch HĐQT thời bấy giờ (2009) thì đây là dự án then chốt trong kế hoạch phát triển hệ thống các chuỗi bất động sản du lịch cao cấp của NVT. Theo tiến độ, dự án Six Senses Sai Gon River đến năm 2011 là hoàn thiện và ngay trong năm 2012 có thể khai thác. Cũng trong năm này NVT ký hợp đồng hợp tác chiến lược 30 năm với tập đoàn quản lý Six Senses của Thái Lan.

Sang đến năm 2010, NVT đã rót vốn vào hàng loạt dự án như Emeralda Ninh Bình thông qua sở hữu 51% vốn tại chủ đầu tư là CTCP Du lịch Tân Phú, nắm 45% vốn tại Công ty TNHH Du lịch sinh thái Cồn bắp chủ dự án Emeralda Hội An, 45% vốn tại Công ty TNHH Dịch vụ và Du lịch Danh Việt chủ dự án LacViet New Tourist City, 45% vốn tại CTCP Dịch vụ và Du lịch Đông Anh chủ dự án khu du lịch sinh thái Đông Anh và góp 100% vốn thành lập Công ty TNHH MTV Câu lạc bộ kỳ nghỉ Ninh Vân Bay.

Ngoài ra, NVT cũng dự định thực hiện dự án Six Senses Ninh Vân Bay giai đoạn 2, khởi công vào cuối năm 2010 và mục tiêu hoàn thành vào cuối năm 2012.

… nay được gì?

Để thực hiện được tham vọng lớn lao trên, cái khó nhất của NVT chính là huy động vốn. Tuy nhiên, có thể nói NVT đã không nhận được sự ủng hộ của yếu tố “thiên thời” khi mà bước sang năm 2011, thị trường bất động sản du lịch vấp phải nhiều khó khăn và biến động. Trong bối cảnh chung đó, NVT đã không tránh khỏi những rào cản trong huy động vốn như chi phí vốn cao, chính sách thắt chặt tín dụng, sự kiểm soát các kênh huy động của Chính phủ và sự giảm sút mạnh về nhu cầu của thị trường. Các yếu tố này đã khiến cho dự án Six Sense Sai Gon River không thể được hoàn thiện đúng tiến độ. Đặc biệt, năm 2012 tình hình không có mấy cải thiện buộc NVT phải tiến hành cơ cấu lại hoạt động đầu tư như rút một phần vốn tại Công ty TNHH Câu lạc bộ Kỳ nghỉ Ninh Vân Bay (tháng 6/2012), chuyển đổi vốn đầu tư tại CTCP Du lịch Tân Phú, thu hẹp hoạt động Chi nhánh tại Nha Trang (3/2012).

Hệ quả là trong hai năm 2011 và 2012, NVT đã bị thua lỗ nặng nề nhất trong lịch sử hoạt động với trên 70 tỷ đồng mỗi năm. Đồng thời, doanh nghiệp cũng rơi vào tình thế bí vốn khiến cho việc triển khai dự án Emeralda Hội An và thanh toán các khoản nợ đến hạn gặp khó khăn.

Năm 2013 công ty tập trung hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 905 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu. Từ nguồn vốn thu được, công ty đã phân bổ vào các dự án trọng điểm để hoàn thành và đưa vào khai thác 100% công suất như dự án Emeralda Ninh Bình, đồng thời bước đầu tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai một số dự án như Emeralda Hội An, Six Senses Sai Gon River…

Sau 6 năm triển khai tham vọng trở thành công ty hàng đầu trong nước và khu vực trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, hình thành một chuỗi các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên cả 3 miền, nhìn lại những gì đã đạt được có thể thấy Ninh Vân Bay vẫn còn cách rất xa mục tiêu. Cụ thể, dự án then chốt trong chuỗi bất động sản du lịch cao cấp của NVT là Six Senses Sài Gòn River cho đến năm 2014 vẫn chưa thể hoàn thiện và còn cần huy động thêm 361 tỷ đồng. Tỷ lệ nắm giữ của NVT tại các khu nghỉ dưỡng Emeralda Hội An, Emeralda Ninh Bình, dự án LacViet New Tourist City đã giảm đáng kể, trong khi khu du lịch sinh thái Đông Anh, dự án Six Senses Ninh Vân Bay giai đoạn 2 thì không còn được nhắc đến trong các báo cáo của NVT.

Bên cạnh đó, tài sản của NVT cũng không có gì đáng kể ngoại trừ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết! Tuy nhiên, sắp tới đây, để huy động vốn thực hiện các dự án, Ninh Vân Bay đang triển khai kế hoạch phát hành 230 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi kèm chứng quyền. Trong kế hoạch này, NVT cũng sẽ sử dụng hầu hết những gì đang có để làm tài sản thế chấp đảm bảo phát hành trái phiếu gồm 100% vốn góp tại công ty TNHH Hai Dung (90% thuộc sở hữu NVT, 5% của ông Lê Xuân Hải – Chủ tịch HĐQT Ninh Vân Bay và 5% của ông Hoàng Anh Dung – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc), tài sản kèm quyền tài sản phát sinh tại dự án Six Senses Sai Gon River và 51% cổ phần trong CTCP Du lịch Hồng Hải.

Xem thêm:

* Cái khó của Ninh Vân Bay!

Trần Việt





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98