Trung Quốc “bắt cá hai tay” ở châu Âu

17/10/2014 10:20
17-10-2014 10:20:37+07:00

Trung Quốc “bắt cá hai tay” ở châu Âu

EU là một đối tác kinh tế, Nga là một đồng minh chiến lược. Trung Quốc đang thực hiện ngoại giao cân bằng giữa hai mối quan hệ này trên thế mạnh.

Từ ngày 09 – 15/10/2014, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm 3 nước Đức, Nga, Italy và tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu tổ chức ở Italy. Chuyến thăm của người đứng đầu chính phủ Trung Quốc đến châu Âu diễn ra trong thời điểm nước Nga chống chọi với bao vây cấm vận của phương Tây và EU đang trên đà phục hồi kinh tế nhưng vướng vào cuộc xung đột Ukraine – cuộc khủng hoảng địa-chính trị lớn nhất tại châu Âu thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.

Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Trụ sở Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) và phát biểu nhân ngày Lương thực thế giới

Tăng cường quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế

Chuyến thăm thể hiện nỗ lực của Trung Quốc cân bằng các mối quan hệ ở châu Âu bằng cách duy trì và mở rộng quan hệ kinh tế với các nền kinh tế lớn như Đức, cùng lúc với việc tăng cường quan hệ chính trị với Nga. Căng thẳng giữa EU và Nga làm cho việc cân bằng trở nên khó khăn, nhưng mỗi phía đều đem lại cho Trung Quốc những đòn bẩy để thúc đẩy các lợi ích riêng biệt. Trung Quốc là bậc thầy của ngoại giao cân bằng và lợi dụng mâu thuẫn, sử dụng các đòn bẩy chính trị, kinh tế để tối ưu hóa lợi ích quốc gia của mình.

Với EU, Trung Quốc nhận thấy nhiều cơ hội về mặt kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường là người chịu trách nhiệm chỉ đạo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và năm nay nền kinh tế ấy có thể sẽ vượt Mỹ về sức mua thực tế (PPP). Lịch trình của Thủ tướng Trung Quốc biểu trưng cho các hướng hợp tác kinh tế của Trung Quốc với nước ngoài.

Không có gì ngạc nhiên khi hai điểm dừng chân đầu tiên của chuyến công du là Đức và Thụy Sỹ. Cho đến nay ông Lý Khắc Cường đã trở lại châu Âu vài lần, dừng chân ở Romania và Đông Âu tháng 11/ 2013, và thăm nước Anh tháng 6/2014. Giờ đây Thủ tướng Lý lại viếng thăm châu Âu nhằm mục tiêu phát triển thương mại và đầu tư với các đối tác thuộc khối kinh tế lớn nhất hành tinh này.

Đức là đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc trong EU. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, năm 2013 kim ngạch thương mại Trung Quốc - Đức lên tới 160 tỷ USD, chiếm 30% tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc với EU. Đức cũng là cánh cửa thuận lợi để hàng hóa Trung Quốc tiếp cận với thị trường EU. Mục đích của cuộc thăm viếng liên quan hợp tác chiến lược song phương, thúc đẩy thương mại và đầu tư với những dự án lên tới nhiều tỉ đô la, cũng như nhằm thúc đẩy mối quan hệ “đối tác đổi mới”. Mặc dù vậy, phía Đức cũng vẫn còn nhiều lo ngại về vấn đề nhân quyền cũng như một số quy tắc thương mại vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh Hamburg giữa Trung Quốc-EU tổ chức khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đến thăm Đức, đã đưa ra khuôn khổ cho sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Âu, với đề xuất về một thỏa thuận đầu tư. Cả hai bên đều có những băn khoăn nhất định: Phía EU phàn nàn về việc khó tiếp cận thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ và tài chính. Trung Quốc cho rằng các vụ kiện doanh nghiệp Trung Quốc bán phá giá là ngụy trang của chủ nghĩa bảo hộ. Tuy vậy, họ đều nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ kinh tế và tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác, đặc biệt là về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chủ tịch Nghị viện châu Âu Mark Schulz nhấn mạnh, “Trung Quốc sẽ là ưu tiên hàng đầu về chính sách đối ngoại (của EU)” trong nhiệm kỳ của ông ta.

Thúc đẩy hợp tác chiến lược với Nga

Với Nga, Trung Quốc tập trung đẩy mạnh hợp tác chính trị. Thủ tướng Lý Khắc Cường thăm Nga lần đầu tiên từ khi nắm quyền. Trước đó Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Nga là điểm đến cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình. Có thể nhận thấy các chuyến thăm EU của nhà lãnh đạo Trung Quốc mang mục đích tìm kiếm lợi ích kinh tế, còn các chuyến thăm Nga là nhằm tăng cường hợp tác chiến lược.

Theo Tân Hoa Xã, Thủ tướng Lý Khắc Cường bày tỏ, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Trung-Nga đã bước vào một giai đoạn phát triển mới. Ông kỳ vọng thông qua chuyến thăm lần này sẽ làm sâu sắc hơn nữa tình hữu nghị truyền thống Trung- Nga, mở rộng hợp tác thiết thực giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ hai nước đạt được bước phát triển mới.

Nhưng không vì đó mà Trung Quốc bỏ qua việc tăng cường hợp tác kinh tế với Nga. Các quan chức hai nước đã ký 38 thỏa thuận hợp tác song phương, bao gồm bản ghi nhớ giữa Cơ quan Vũ trụ Nga và Ủy ban Hệ thống định vị vệ tinh Trung Quốc về hợp tác trong hệ thống định vị toàn cầu, bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông Nga và Tập đoàn Đường sắt Nga với Ủy ban Quốc gia phát triển và cải cách Trung Quốc cũng như tập đoàn đường sắt Trung Quốc trong lĩnh vực giao thông đường sắt tốc độ cao. Ngoài ra, còn có các Thỏa thuận hợp tác giữa tập đoàn quốc gia Rostex và tập đoàn khoa học và kỹ thuật hàng không vũ trụ Trung Quốc, thỏa thuận thực hiện dự án đầu tư xây dựng hóa lâm nghiệp. Công ty kỹ thuật Trung Quốc và công ty Nga AKDO cũng đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển mạng thông tin liên lạc... Quan chức ngành tài chính hai nước cũng ký thỏa thuận liên chính phủ về tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế.

Tuy nhiên có thể thấy Bắc Kinh coi trọng quan hệ chiến lược với Nga hơn quan hệ kinh tế. Cả hai phía đều mô tả tầm quan trọng của quan hệ trên bình diện song phương và đa phương. Bắc Kinh và Moscow ủng hộ lợi ích cốt lõi của nhau, từ việc Nga sáp nhập Crimea cho đến vấn đề Tân Cương. Trên bình diện đa phương, hai nước nhìn nhận sự hợp tác sẽ góp phần hướng tới một thế giới đa cực và một nền quan hệ quốc tế được “dân chủ hóa” – yếu tố làm giảm ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu trong hệ thống quốc tế hiện nay.

Trung Quốc tăng cường hợp tác chính trị và chiến lược với Nga nhằm chống lại sự gia tăng ảnh hưởng toàn cầu của phương Tây. Mặt khác, họ lại tìm kiếm quan hệ hợp tác kinh tế với các thành viên EU để mở rộng thị trường. Quan hệ đối tác chiến lược với Nga không thể đem lại tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đầu tư mà Trung Quốc cần. Song quan hệ hợp tác kinh tế với EU cũng không cho Bắc Kinh hậu thuẫn cần thiết về mặt chính trị. Trung Quốc đang thực hiện ngoại giao cân bằng trong một vị thế chính trị, kinh tế ngày càng tăng cường, nên tìm kiếm sự thăng bằng cũng không phải là quá khó khăn.

Nguyễn Nguyên

tổ quốc





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98