Từ cuộc sống đến nghị trường (3): Tai tiếng chỉ tiêu tạo việc làm

21/10/2014 11:20
21-10-2014 11:20:40+07:00

Từ cuộc sống đến nghị trường (3): Tai tiếng chỉ tiêu tạo việc làm

Mang tai mang tiếng nhiều nhất trong số các chỉ tiêu trình Quốc hội hàng năm chính là tạo việc làm.

Từ cuộc sống đến nghị trường (2): Khi CPI luôn “vỡ kế hoạch”

Cho dù độ tin cậy của các con số thống kê ở Việt Nam chưa bao giờ là cao thì nhận xét “cách tính tù mù cho ra toàn số liệu ảo” cũng tạo cảm giác rất nặng nề khi nói về bất cứ chỉ tiêu nào đã được gần 500 vị đại biểu Quốc hội nhấn nút thông qua.

Chỉ tiêu tạo việc làm năm 2014 vẫn được dự báo đạt 1,56/1,6 triệu so với kế hoạch

Nhưng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi đã quả quyết như thế, khi nói về chỉ tiêu tạo việc làm, trước Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014 với sự có mặt của hàng trăm nhà quản lý và chuyên gia ở nhiều lĩnh vực.

Nhưng sự quả quyết này chẳng gây ngỡ ngàng gì đáng kể.

Bởi, người tiền nhiệm của ông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khóa 12, ông Đặng Như Lợi, từ đầu năm 2009 đã từng khẳng định với VnEconomy là con số tạo việc làm mới không có cơ sở cả về lý thuyết và thực tiễn, khi tăng trưởng kinh tế giảm, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả nhưng việc làm vẫn cứ tăng.

Đại biểu Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM cũng cho hay, ngay từ Quốc hội khóa 12, ông đã đặt vấn đề về tính chính xác của con số tạo việc làm. Và câu trả lời của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc khi đó là: “Việt Nam không tính được bao nhiêu việc làm mới tạo ra trong một năm”.

Năm 2013, nền kinh tế được đánh giá là suy giảm, song số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê qua ba chỉ số chính: tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ thiếu việc làm và thu nhập, tiền lương vẫn được “cải thiện nhẹ” cũng được cho là “nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia phân tích” và “khó lý giải trong bối cảnh khu vực doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn”.

Với cả quá trình theo dõi liên tục về lao động, việc làm, Phó chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi phân tích: GDP tăng trưởng cao nhất vào 2006 là 8,23%, thấp nhất vào 2012 là 5,03%; tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội đỉnh cao là 2007 với 46,5% , 2012 còn 28,5%; doanh nghiệp liên tục khó khăn giảm sút giải thể, đỉnh cao cũng rơi vào 2012, nhưng giải quyết việc làm giảm không đáng kể, vẫn là 1,52 triệu người.

“Không bao giờ tin con số giải quyết việc làm năm nào cũng 1,5 - 1,6 triệu”, đại biểu Trần Du Lịch đã kiến nghị Chính phủ bằng các công cụ kỹ thuật phải tính chính xác được số lao động được tạo việc làm mới.

Còn nếu kinh tế cỡ nào cũng giải quyết việc làm cỡ 1,5 - 1,6 triệu, thì theo ông Quốc hội không nên quyết làm gì chỉ tiêu này.

Thế nhưng, các quan chức của bộ chuyên ngành vẫn khẳng định con số tạo việc làm như thế là “hợp lý”, còn tỷ lệ thất nghiệp dưới 4% là “đáng tin cậy”.

Rồi Chính phủ vẫn trình, Quốc hội vẫn quyết, và chỉ tiêu tạo việc làm năm 2014 vẫn được dự báo đạt 1,56/1,6 triệu so với kế hoạch. Chính phủ lại tiếp tục trình chỉ tiêu “tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động” cho năm 2015.

Tham gia phiên họp để thẩm tra báo cáo này của Chính phủ, ông Bùi Sỹ Lợi đã đề nghị bỏ chỉ tiêu tạo việc làm mới vì con số tạo việc làm là hoàn toàn không có căn cứ nên không thể dùng làm chỉ tiêu pháp lệnh của Quốc hội được.

Đề nghị thay tỷ lệ tạo việc làm bằng tỷ lệ thất nghiệp, song ông Lợi cho rằng cần có cách tính phù hợp với Việt Nam, còn nếu sử dụng cách tính như cách để ra con số 1,84% làm dậy sóng dư luận như vừa qua thì càng nguy hiểm hơn.

Ủy viên Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Trần Xuân Hòa năm 2013 khi còn đương nhiệm đã quả quyết, con số thất nghiệp “hoàn toàn không chính xác, nếu thêm một số 0 vào vẫn được như thường”.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, ước tính tỷ lệ thất nghiệp của cả năm nay là 3,48%.

Tại báo cáo thẩm tra ở phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 9/10 vừa qua, Ủy ban Kinh tế nhìn nhận, tỷ lệ thất nghiệp chung theo báo cáo của Chính phủ giảm, nhưng thực chất là do lao động ở khu vực chính thức đã phải chuyển sang làm việc trong khu vực phi chính thức, đồng thời nhiều lao động thiếu việc làm, không có việc làm thường xuyên, thu nhập thấp và thiếu ổn định.

Nhiều ý kiến cho rằng với thực trạng nền kinh tế và tình hình doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong những năm qua nhưng số liệu liên quan đến việc làm, thất nghiệp không có biến động lớn là chưa phản ánh đúng thực tế, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho biết.

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra đã không thể hiện đề xuất của đại biểu Bùi Sỹ Lợi, khi có ý kiến về hệ thống chỉ tiêu cho 2015.

Và như thế, rất có thể nhiều vị đại diện cho dân vẫn phải lặp đi lặp lại đề nghị hãy đưa con số ảo này ra khỏi hệ thống chỉ tiêu trình Quốc hội hàng năm.

Và như thế, câu hỏi tại sao Quốc hội cứ mất thời gian để bàn và quyết định một chỉ tiêu đầy tai tiếng như thế vẫn chưa thể có câu trả lời.

Kỳ sau: Mối đe dọa của nợ công

“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” có lẽ đã trở nên quá khó khăn với tình trạng ngân sách nhà nước của Việt Nam

Nguyên Thảo

vneconomy





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98