USD mạnh có đáng sợ hơn “taper”?

06/10/2014 13:25
06-10-2014 13:25:37+07:00

USD mạnh có đáng sợ hơn “taper”?

Kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị thắt chặt chính sách tiền tệ đã làm dấy lên lo sợ về sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tại các thị trường mới nổi như trong năm ngoái. Tuy nhiên, theo Societe Generale thì đồng USD mạnh còn đáng sợ hơn điều đó.

* Khi đồng USD lên ngôi

* Đồng USD đang siêu mạnh

 

Bà Michala Marcussen, chuyên gia kinh tế toàn cầu của Societe Generale mới đây nhận định rằng “đà tăng mạnh của đồng USD có thể là một kịch bản đáng lo ngại hơn so với động thái thắt chặt tiền tệ của Fed”.

Chỉ số đồng USD đã tăng hơn 7% tính đến thời điểm này trong năm trong bối cảnh Fed đang dần hoàn tất quá trình cắt giảm chương trình mua tài sản (taper) của mình và đa số các thị trường đều có chung kỳ vọng lãi suất sẽ tăng trong nay mai.

Một số nhà phân tích lo ngại điều này sẽ châm ngòi cho sự lặp lại của đà sụt giảm mạnh từng diễn ra từ mùa hè năm ngoái đến đầu năm nay khi mối lo lắng về động thái cắt giảm chương trình mua tài sản của Fed dẫn đến làn sóng bán tháo không thương tiếc đối với các tài sản thị trường mới nổi.

Bà Marcussen lưu ý “kỳ vọng lúc này là đồng USD mạnh sẽ góp phần khống chế lạm phát ở Mỹ, trì hoãn động thái thắt chặt của Fed và thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ” nhưng bà cho rằng, để điều đó xảy ra, đồng USD cần phải tăng mạnh hơn nữa đến mức có thể cho thấy đà tăng trưởng yếu kém hơn của các quốc gia còn lại.

Bà cho rằng, để trì hoãn động thái nâng lãi suất của Fed thì đồng EUR cần phải lùi về mức 1.10 USD, trong khi đồng USD cần phải tăng lên sát 120 JPY và 6.50 CNY.

Bà nhận định: “Theo kịch bản đó, thì đồng USD mạnh đồng nghĩa với việc dòng vốn sẽ tiếp tục thất thoát nhiều hơn nữa, qua đó gia tăng áp lực đối với các nền kinh tế vốn đã dễ bị tác động. Kịch bản ‘đồng USD mạnh’ có thể sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực hơn ’đòn thắt chặt của Fed’, với giả định hành động của Fed sẽ đi kèm với đà tăng trưởng tốt hơn của các quốc gia khác”.

Một sự thật là bà cho rằng sự dịch chuyển của đồng USD lúc này không đủ để đáp ứng tiêu chuẩn của một đồng tiền “mạnh”, khi đồng bạc xanh vẫn đang giao dịch ngay bên dưới mức bình quân dài hạn, dù rằng Societe Generale dự đoán đồng USD sẽ tiếp tục tăng giá trong năm 2015.

Những người khác kỳ vọng tài sản của các thị trường mới nổi sẽ phản ứng tiêu cực với đà tăng gần đây của đồng USD. Trong một nhận định mới đây, Goldman Sachs cho rằng: “Việc rút dần khỏi các chính sách nới lỏng tiền tệ sắp tới của Fed sẽ tiếp tục theo hướng lãi suất cao hơn trong những quý tới. Ngân hàng này cho biết thêm: “Trong bối cảnh đà tăng trưởng của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm, lãi suất của Mỹ dần tăng cao và lợi suất thị trường mới nổi vẫn duy trì quanh mức hiện tại, thì các đơn vị tiền tệ thị trường mới nổi (đặc biệt là những đồng tiền có mức sinh lợi cao) vẫn còn khả năng suy yếu hơn nữa”.

Tuy nhiên, Goldman đang quan tâm đến khu vực châu Âu để tìm kiếm manh mối về việc liệu bất kỳ đợt bán tháo nào trên thị trường mới nổi chỉ dừng lại ở thị trường tiền tệ hay sẽ lan sang các tài sản khác. Những quan ngại ngày càng lớn về đà tăng trưởng của châu Âu có thể tác động đến các tài sản rủi ro, bao gồm tín dụng và cổ phiếu thị trường mới nổi”.

Mặc khác, ngân hàng này tin rằng các mối tương quan với các điều kiện thị trường diễn ra trước khi Fed cắt giảm QE là không đáng lo ngại lắm trong giai đoạn này, một phần là do EUR đang yếu so với USD và điều này đang hỗ trợ các thị trường mới nổi, trong khi bất kỳ sự gia tăng lãi suất nào của Mỹ cũng có thể sẽ ít căng thẳng hơn so với năm 2013. Goldman Sachs cho rằng: “Các tài sản thị trường mới nổi có thể nhận thấy sự kết hợp này dễ chấp nhận hơn”.

Số khác kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ không gây ra một đợt tháo chạy khác tại các thị trường mới nổi. Citigroup cho rằng: “Chúng tôi nhận thấy đồng USD mạnh không phải là lý do để áp dụng chiến lược giao dịch tránh rủi ro. Cổ phiếu thị trường mới nổi không lệ thuộc vào đồng USD như người ta thường nghĩ”.

Ngân hàng này kỳ vọng sự dịch chuyển theo hướng tỷ giá hối đoái thả nổi của các thị trường mới nổi, cũng như giao thương quốc tế ngày càng tăng cao của các khu vực sẽ giảm thiểu mối quan hệ tiêu cực với đồng USD. Thật ra, thay vì sử dụng đồng USD mạnh hơn như một cái cớ để bán cổ phiếu thị trường mới nổi thì tốt hơn nên nhắm đến Nhật Bản với tỷ trọng vượt trội bởi vì khi đồng yên suy yếu thường thúc đẩy giá cổ phiếu ở đó.

Đỗ Thảo (Theo CNBC)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98