Việt Nam đang trợ cấp cho… nước ngoài?

24/10/2014 14:54
24-10-2014 14:54:51+07:00

Việt Nam đang trợ cấp cho… nước ngoài?

“Việc xuất khẩu gạo ở VN được trợ cấp rất mạnh trong khâu đầu vào nên khi tỷ lệ xuất khẩu nhiều thì vô hình trung người tiêu dùng trong nước đã… trợ cấp cho nước ngoài, như TQ, Philippines….”, TS Nguyễn Đức Thành – Giám Đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách nêu quan điểm.

Câu chuyện xem xét lại hiệu quả của việc xuất khẩu gạo và giải pháp nâng cao vị thế, vai trò của người nông dân được đặt ra trong kết quả nghiên cứu “Cấu trúc ngành lúa gạo và lợi ích của người sản xuất nhỏ” do liên minh nông nghiệp công bố vừa qua.

Xuất khẩu nhiều chưa chắc đã khôn ngoan

TS Nguyễn Đức Thành – Giám Đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, là thành viên nhóm nghiên cứu cho rằng chính sách phải xuất khẩu gạo nhiều chưa chắc đã là chiến lược khôn ngoan.

Ông Thành chứng minh: Số liệu thực tế cho thấy hiện các công ty lương thực nhà nước vẫn thống lĩnh thị trường xuất khẩu. Cụ thể thị phần của Vinafood 1 và Vinafood 2 năm 2013 chiếm hơn 40% tổng sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Việc xuất khẩu gạo ở VN được trợ cấp rất mạnh trong khâu đầu vào nên khi tỷ lệ xuất khẩu nhiều thì vô hình trung người tiêu dùng trong nước đã… trợ cấp cho nước ngoài. “Chẳng hạn sản lượng gạo ở Việt Nam xuất khẩu một nửa sang Trung Quốc, hay khi xuất khẩu nhiều sang Philippines, Indonesia, Malaysia phải chăng đang góp phần tài trợ cho người tiêu dùng ở nước họ?!”, ông Thành đặt vấn đề.

Con đường bền vững cho nông nghiệp VN là nên hướng vào thị trường nội địa thay vì cứ tập trung vào thị trường xuất khẩu

Ông Thành giải thích rõ hơn rằng, khi người thành thị đóng thuế thì thuế đó được sử dụng hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân thông qua việc xây cầu đường thủy lợi. Chi phí này không được tính trong giá thành bán nên khi bán gạo trở lại cho người thành thị không vấn đề gì, coi như người thành thị đã trợ cấp vào giá. Tuy nhiên, khi đưa hạt gạo xuất ra nước ngoài thì chi phí không thể lấy lại được khi chúng ta đang theo đuổi mức giá thấp để dễ cạnh tranh.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sản xuất gạo vẫn giữ ở mức chất lượng trung bình, giá thành thấp. Cùng chung một loại gạo xuất khẩu nhưng Thái Lan thường có giá cao nhất và gạo Việt Nam giá thấp nhất. Chẳng hạn tháng 7/2012, Thái Lan xuất khẩu với giá 592USD/tấn, trong khi Việt Nam chỉ vỏn vẹn 415 USD/tấn.

Vì thế, TS Nguyễn Đức Thành khuyến nghị con đường bền vững cho nông nghiệp VN là nên hướng vào thị trường nội địa thay vì cứ tập trung vào thị trường xuất khẩu. Khi đó ta sẽ dịch chuyển bớt lực lượng lao động nông nghiệp sang công nghiệp. Bởi việc người nông dân cứ bị khóa chặt vào đất đai, nông nghiệp sẽ khó lòng giúp cải thiện được đời sống. Do đó, bài toán nông nghiệp không chỉ riêng của ngành này mà cần tính toán kỹ hơn.

Bài học của người Thái

Đặc điểm cấu trúc thị trường lúa gạo của Việt Nam được miêu tả là một chuỗi sản xuất qua nhiều khâu, khởi đầu từ người nông dân bán lúa tươi tại ruộng cho các thương lái. Thương lái thực hiện việc thu mua bán lại cho các nhà xay xát rồi đến các công ty xuất khẩu lúa gạo. Người nông dân làm ăn kiểu quy mô nhỏ, không có kho chứa, ít vốn, nên dễ bị thương lái ép giá và thường chịu nhiều rủi ro nhất.

Giải pháp để tháo gỡ theo ông Đào Thế Anh - Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm, đó là vai trò của hợp tác xã và tổ chức nông dân. Nhìn vào chính sách lương thực của thế giới rõ ràng trong ngành kinh tế lương thực, vai trò của hợp tác xã là tiên quyết.

Cũng theo TS Đào Thế Anh, một trong những khó khăn nảy sinh từ kiểu làm ăn manh mún hiện nay là nông dân thiếu kho dự trữ và các khâu chế biến cụ thể như sấy khô. Ông Thế Anh kể, đi vào khu vực phía Nam, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào khâu phơi sấy nhưng không mấy ai mặn mà, bởi doanh nghiệp chỉ lo chuyện bán hàng.

TS Nguyễn Văn Giáp – Viện chính sách chiến lược nông thôn cho hay ở Thái Lan, hệ thống xay xát đã được đầu tư từ những năm 40 đến bây giờ hoạt động rất tốt, vì vậy khả năng cạnh tranh lớn. Chuỗi sản xuất của Thái Lan chỉ có 3 khâu: đầu vào sản xuất, xay xát và xuất khẩu.

Rõ ràng lúc này, bài toán nông nghiệp chắc chắn không chỉ riêng của người làm nông nghiệp. TS Võ Trí Thành- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lí kinh tế TƯ nhấn mạnh: “Việt Nam muốn thực hiện một cuộc cách mạng nông nghiệp phải đạt được bốn yếu tố: Lợi thế nhiều quy mô, chuỗi giá trị, tổ chức hấp thu vốn - công nghệ, và cuối cùng tổ chức ấy phải đáp ứng được tính dân chủ và quyền lợi của người nông dân. Và nếu để ý sẽ thấy tư tưởng đổi mới về cải cách thể chế nông nghiệp cũng đã được đề cập đến trong bài phát biểu đầu năm của Thủ tướng”.

Lan Anh

vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98