"Giải oan" cho tín dụng tiêu dùng

24/11/2014 16:46
24-11-2014 16:46:40+07:00

"Giải oan" cho tín dụng tiêu dùng

Trong thời gian gần đây, nhiều bàn luận cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng (CVTD) tại Việt Nam là quá cao. Tuy nhiên cần hiểu rằng, mức lãi suất cho phân khúc cho vay tín chấp tiêu dùng của các công ty tài chính hoàn toàn khác với các sản phẩm cho vay của ngân hàng thương mại. Đó là xu thế không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước phát triển...

Cần làm rõ khái niệm CVTD

Kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược Ngân hàng cho biết: Trong 7 năm qua, tổng dư nợ CVTD ở Việt Nam đã tăng trưởng trung bình lên tới xấp xỉ 20%/năm. Ước tính, tỷ lệ CVTD/GDP hiện đạt 6,4%, tỷ lệ tín dụng tiêu dùng/tổng tín dụng là 5,6%, tỷ lệ CVTD/tiêu dùng cuối cùng là 7,3% và dư nợ CVTD bình quân đầu người đạt xấp xỉ 1,5 triệu đồng/người. Ước tính, hiện có khoảng 15,8 triệu người là khách hàng tiềm năng với sự thỏa mãn các điều kiện cơ bản về độ tuổi và thu nhập. Tham gia vào thị trường tín dụng tiêu dùng gồm có hầu hết các NHTM, 6 CTTC tiêu dùng và hầu hết là các công ty 100% vốn nước ngoài.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, đến nay, nội hàm phạm vi hoạt động CVTD tại Việt Nam đang là rộng hơn so với khái niệm CVTD phổ biến trên thế giới, với việc bao hàm các khoản CVTD có tài sản đảm bảo, chủ yếu là các khoản cho vay mua nhà, xây sửa chữa nhà ở, mua ô tô có quy mô lớn có khi lên đến cả chục tỷ đồng.

Cụ thể, tại Việt Nam, các NHTM vẫn đang cung cấp trên 87% tổng dư nợ CVTD và các công ty TCTD mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ chưa đến 3,5% tổng dư nợ CVTD của toàn hệ thống. Trong đó, các sản phẩm cho vay mua, sửa chữa nhà ở, mua ô tô có tài sản đảm bảo chiếm một phần lớn (80%) trong tổng dư nợ CVTD của các NHTM. Trong khi đó, các khoản vay không tài sản đảm bảo mới là dư nợ chính của các CTTC. Điều này dẫn đến những so sánh bất lợi về lãi suất cũng như trong cách đánh giá về ý nghĩa, lợi ích của hoạt động CVTD thực thụ đồng thời dẫn tới những khó khăn cho cơ quan quản lý.

Do đó, cần thiết tách biệt các khoản cho vay có tài sản đảm bảo ra khỏi nhóm các hoạt động CVTD.

Cao hơn là… đương nhiên

Chuyên gia kinh tế - TS Đinh Thế Hiển cho rằng việc tách bạch hoạt động CVTD của NHTM và CTTC là theo thông lệ quốc tế. CVTD (theo ý nghĩa là cho vay tín chấp - PV) rủi ro cao nên lãi suất cao. Chẳng hạn, một NH thương mại cho vay trả góp 3%/tháng (36%/năm) bị phê phán là cao (vì yêu cầu tài sản thế chấp - PV) nhưng CTTC cho vay có khi lên tới 50%-60%/năm vẫn bình thường vì rủi ro lớn…

Khác với CVTD có thế chấp của các NHTM hiện nay, các CTTC triển khai hoạt động CVTD với mức lãi suất cao hơn bởi lẽ:

Thứ nhất, phân khúc khách hàng chính của các CTTC là những người không đủ điều kiện (hoặc ngại) tiếp cận tín dụng ngân hàng; hồ sơ cho vay đơn giản, thủ tục nhanh chóng, người vay chỉ cần cung cấp một số bản sao giấy tờ mà không yêu cầu tài sản đảm bảo nên CTTC sẽ phải chịu rủi ro cao và cần có chi phí dự phòng, bù đắp cho vấn đề này.

Thứ hai, về mô hình hoạt động của CTTC, với các đặc thù như: không được huy động vốn trực tiếp từ dân cư mà phải vay lại từ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác (nhằm đảm bảo an ninh tài chính xã hội) nên chi phí giá vốn đầu vào cao hơn nhiều so với các ngân hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động CVTD của CTTC không giống như hoạt động CVTD của ngân hàng (cho vay mua nhà, mua ô tô…) mà thường là những khoản vay ngắn và rất nhỏ (chỉ từ vài triệu đến vài chục triệu/1 hợp đồng), luôn phải nhanh gọn, thông thoáng, triển khai hệ thống dịch vụ đến từng điểm bán hàng; phải xây dựng đội ngũ quản lý, thu hồi nợ cồng kềnh hơn ngân hàng … và những chi phí này đều phải tính vào chi phí đầu vào của mỗi loại sản phẩm cho vay.

Hiện nay, theo thống kê, dải lãi suất CVTD (tín chấp) tại Việt Nam vào khoảng từ 25% - 60% trong khi đó lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước khoảng 9%. Nếu so sánh tỷ lệ lãi suất CVTD/lãi suất cơ bản của Việt Nam với các nước khác trên thế giới (theo số liệu của PwC), ví dụ Mỹ 8%-36%/0,25%; EU 15% - 25%/0,25%; Trung Quốc 10% - 40%/6%; Brazil 30% - 70%/10,5%; Nhật 9% - 17%/0,1%; Ấn Độ 12% - 48%/8%... thì rõ ràng chúng ta sẽ có một tỷ lệ khá tương đương.

Về cơ bản lãi suất CVTD của các CTTC là lãi suất thỏa thuận, trên cơ sở Cung - Cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng. Đây là cơ chế chung không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước phát triển.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, ở các nước châu Âu hay Ấn độ, Trung Quốc… lãi vay tiêu dùng do các CTTC cung cấp thường cao gấp đến 10 lần so với lãi suất của ngân hàng nhưng thị trường này vẫn phát triển và khách hàng vẫn chấp nhận vì những ưu việt về sự nhanh chóng và tại chỗ trong giải ngân, sự đơn giản về thủ tục, sự phù hợp với khả năng chi trả… mà loại hình này mang lại.

Theo nhận định của các chuyên gia, trong những năm tới, tài chính tiêu dùng được dự đoán là sẽ đóng một vai trò trung tâm cho quá trình chuyển đổi của Việt Nam sang một nền kinh tế phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng. Do vậy, hoạt động CVTD cần được khuyến khích vì nó giúp gia tăng độ tiếp cận dịch vụ tín dụng, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng có thu nhập thấp, qua đó, đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, gia tăng sự hiểu biết về mặt tài chính, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cơ bản.

Việt Hà

vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bắt nữ Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân lừa đảo 338 tỷ đồng

Theo lãnh đạo Công an TP Hà Nội, Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Thanh Xuân Bùi Thị Hoài Anh đã lừa đảo 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Thêm khách hàng tố tài khoản tại MSB 'bốc hơi' gần 28 tỷ đồng

Vụ việc một tài khoản tại Ngân hàng MSB bị "bốc hơi" hơn 58 tỷ đồng chưa hết ồn ào thì lại có thêm một khách hàng phản ánh cũng bị rút sạch số tiền 27,7 tỷ đồng.

Đang thi hành 4 bản án, ông Trần Phương Bình tiếp tục hầu tòa

Dù đang thi hành 4 bản án, với tổng hình phạt chung là tù chung thân nhưng ông Trần Phương Bình tiếp tục phải hầu tòa vì làm thất thoát của Ngân hàng Đông Á 981 tỷ...

Giá USD ngân hàng lập đỉnh mới

Giá USD tại các ngân hàng thương mại hôm nay lập đỉnh mới, có ngân hàng đưa giá bán vượt mốc 25.000 đồng/USD. Còn giá USD trên thị trường tự do lại hạ nhiệt.

Nam A Bank được Moody’s nâng bậc xếp hạng, dự kiến tăng vốn mạnh mẽ

Nam A Bank (mã chứng khoán NAB - HOSE) vừa được Tổ chức xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s nâng bậc đánh giá tín nhiệm nhiều chỉ số xếp hạng quan trọng.

Tiên phong xu hướng ngân hàng mở, OCB hướng đến giải pháp tài chính xanh 

Với chiến lược hướng đến mô hình quản trị  bền vững, Ngân hàng Phương Đông (OCB) đã và đang tiên phong trong cuộc đua triển khai Open API theo xu hướng ngân hàng mở...

SeABank - Nơi những người dành cả thanh xuân để cống hiến

Trên hành trình 30 năm phát triển, kết nối giá trị cuộc sống của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) không thể thiếu những con người tận tâm gắn bó...

Eximbank vinh dự nhận giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc từ Citibank

Ngày 26/3/2024, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vinh dự được Citibank trao tặng giải thưởng “Chất lượng Thanh toán Quốc tế xuất sắc” (USD Payments...

MSB nói gì về việc khách hàng bị mất 58 tỷ trong tài khoản?

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) vừa có thông tin phản hồi về trường hợp một khách hàng tại Hà Nội phản ánh mất số tiền hơn 58 tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ Trương Mỹ Lan: Cựu cục trưởng thanh tra 'xấu hổ' vì nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Nhận hối lộ 5,2 triệu USD từ thuộc cấp của bà Trương Mỹ Lan, bị cáo Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) trình bày rất ân...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98