Góc nhìn “trần trụi” về Logistics Việt Nam từ một doanh nghiệp lớn

28/11/2014 14:21
28-11-2014 14:21:00+07:00

Góc nhìn “trần trụi” về Logistics Việt Nam từ một doanh nghiệp lớn

Đại diện cho nhóm doanh nghiệp xuất nhập khẩu chịu nhiều ảnh hưởng đến vấn đề phụ phí và cước logistics, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG), đã chia sẻ những tâm nguyện về thực trạng logistics Việt Nam tại Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ hai diễn ra ngày 27/11.

Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ, tại Diễn đàn Logistics Việt Nam lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27/11

Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp lớn sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu tôn, thép; xuất khẩu đến hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo đó, logistics ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Hoa Sen, nhất là hoạt động xuất khẩu.

Theo đánh giá của ông Lê Phước Vũ, việc chi phí logistics ở Việt Nam lên đến 20% GDP trong khi các nước trên thế giới chỉ khoảng 13% GDP là một vấn đề lớn. Khi đã vào sân chơi kinh tế toàn cầu, năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh doanh nghiệp là rất quan trọng, trong khi với chi phí như vậy thì doanh nghiệp Việt khó có thể hội nhập.

Trong vòng 10-30 năm tới, khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất, năng động nhất, có thể thu hút được dòng vốn của thế giới nhiều khả năng chính là khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, tích lũy vốn của doanh nghiệp Việt Nam đều thấp hơn so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia...

“Nếu không tận dụng được cơ hội, chắc chắn chúng ta sẽ tụt hậu” - Ông Lê Phước Vũ nhìn nhận.

Ví dụ như trước đây khi xuất khẩu tôn sang Panama chi phí vận chuyển có những lúc lên 120-130 USD/tấn. “Nếu chịu chi phí vận chuyển cao như thế này, chắc chắn rằng tôi không kiếm được một đồng lợi nhuận cho tập đoàn” – Ông Vũ cho biết. Phải may mắn, Hoa Sen nhờ “ké” hai tập đoàn của Hàn Quốc xuất khẩu thép từ Việt Nam sang New Zealand với giá vận chuyển chỉ khoảng 70-80 USD/tấn, giảm một khoản phí rất lớn cho Hoa Sen.

Hiện nay hệ thống cảng biển dư công suất, nhưng có nhiều điều rất bất hợp lý. Ví như một container theo đường bộ chở từ Phú Mỹ xuống Sài Gòn, Hoa Sen phải trả chi phí 4.6 triệu đồng/container. Còn nếu đi đường biển, đường sông, Hoa Sen phải trả 3.8 triệu đồng/container, trong khi vận chuyển một container từ cảng Sài Gòn đi Bangkok tốn có 110 USD/container, chỉ bằng một nửa. “Với mấy chục cây số di chuyển mà chi phí “đội” lên gấp đôi so với một chuyến hàng trăm cây số ra nước ngoài, cực kỳ bất hợp lý. Vì lẽ đó mà năng lực cạnh tranh của chúng ta bị suy giảm, hàng hóa không cạnh tranh được”, ông Vũ chia sẻ.

Hiện nay, Hoa Sen hạn chế tối đa vận tải đường bộ, chỉ có một số khu vực lân cận như Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tp.HCM… thì vận chuyển đường bộ, hầu hết Hoa Sen đều tận dụng đường biển, sông dài để vận chuyển hàng hóa. “Để đưa cước phí vận tải đường bộ về giá trị thật, Hoa Sen buộc lòng phải sử dụng vận tải biển” – Ông Vũ nhận định.

Đức Phương





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Sáng 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện năm 2024 và thời gian tới, nhất là trong mùa cao điểm nắng...

14 trạm BOT lọt vào tầm ngắm giám sát công tác quản lý doanh thu thu phí

Có 14 trạm thu phí BOT tại nhiều tuyến đường sẽ lọt vào tầm ngắm giám sát về công tác quản lý vận hành trạm thu phí, công tác thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98