Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Chậm và chưa mang tính đột phá

01/11/2014 09:25
01-11-2014 09:25:46+07:00

Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: Chậm và chưa mang tính đột phá

Cả ngày hôm nay (1/11), Quốc hội sẽ nghe thảo luận ở hội trường về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.

* Lợi ích nhóm cản đường tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

* Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - “ Tái mà chưa chín”

 

Là một trong 3 trụ cột trong tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng theo kết quả của đoàn giám sát Ủy ban thường vụ, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện diễn ra chậm, nên kết quả đạt được còn hạn chế.

Thoái vốn ngoài ngành chưa đạt

Theo báo cáo, trong 3 năm 2011-2013, cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 99 doanh nghiệp với số cổ phần chào bán giá trị gần 19.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng qua, đã tiếp tục sắp xếp 92 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 71 doanh nghiệp, giải thể 2 doanh nghiệp, bán 1 doanh nghiệp, sáp nhập 15 doanh nghiệp và đề nghị phá sản 3 doanh nghiệp.

Theo kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và cuối quý III/2015 toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa để tiến hành bán cổ phần lần đầu.

Báo cáo nhận định, nhìn chung, các doanh nghiệp nhà nước đã bảo toàn và phát triển vốn, nhiều doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm về năng lực tài chính, khả năng thanh toán nợ, hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả, bảo đảm chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước.

Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch phát biểu ý kiến.

Cụ thể, vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước năm 2013 là 960 nghìn tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2012 (năm 2011 tăng 11,3%, năm 2012 tăng 26,7%); giá trị tổng tài sản của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2013 đạt 2.387 nghìn tỷ đồng tăng 33% so với năm 2010; thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 218 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2012 (trong khi năm 2011 giảm 8% và năm 2012 giảm 6%).

Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đối ổn định, doanh thu năm 2013: 1.471.018 tỷ đồng, thu nộp ngân sách Nhà nước năm 2013 đạt 218.915 tỷ đồng. Doanh nghiệp nhà nước tạo việc làm cho khoảng 1.255 nghìn lao động và có mức thu nhập tương đối ổn định so với thu nhập lao động chung của cả nước.

Mặc dù vậy, việc thoái vốn ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước vẫn chậm. Theo báo cáo, có gần 22.000 tỷ đồng các tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính cần thoái vốn những trong thời gian qua lĩnh vực này mới chỉ thoái được gần 4.000 tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2013 đã thực hiện thoái vốn 965 tỷ đồng (trong đó có lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, các quỹ đầu tư); trong 7 tháng của năm 2014 đã thoái vốn được 2.975 tỷ đồng.

Tái cơ cấu không có đột phá

Mặc dù ghi nhận sự chuyển biến của lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước, song báo cáo giám sát của Quốc hội cũng chỉ rõ, tiến độ thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá, nhất là phân bổ lại nguồn lực hiện có và phương thức quản trị doanh nghiệp hiện đại phù hợp và xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường.

Việc triển khai thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chưa phân tích, xác định được cụ thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng doanh nghiệp qua đó có giải pháp tái cơ cấu, phát triển doanh nghiệp mà chủ yếu theo hình thức chuyển giao, sắp xếp, tổ chức lại trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước. Chưa xem xét, xử lý một số doanh nghiệp chần chừ trong quá trình triển khai tái cơ cấu để làm gương và tạo áp lực buộc các doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các hình thức sắp xếp như giao, bán, chuyển đổi, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp còn gặp khó khăn, chưa phát huy hiệu quả. Chưa thật sự đổi mới về cơ chế quản lý, phương thức tổ chức sản xuất - kinh doanh khi chuyển qua mô hình mới. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách trong và sau cổ phần hóa còn nhiều hạn chế, tiêu chí phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa trên các ngành sản xuất - kinh doanh để xác định loại doanh nghiệp cần giữ lại 100% vốn nhà nước, loại doanh nghiệp Nhà nước nắm cổ phần chi phối, không chi phối hoặc không tham gia cổ phần, trong khi đó các doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nên rất khó xác định.

Chưa có cơ chế rõ ràng, xác đáng theo nguyên tắc thị trường khi xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, đặc biệt là giá trị quyền sử dụng đất. Quá trình phê duyệt đề án tái cơ cấu từng doanh nghiệp nhà nước kéo dài. Việc bàn giao lĩnh vực công ích cần phải có đề án, phương án và cần sự đóng góp ý kiến của nhiều đơn vị, làm ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa, việc xây dựng kế hoạch, cơ chế, chính sách, tiến độ thoái vốn đã đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính còn gặp nhiều lúng túng.

"Một bộ phận doanh nghiệp nhà nước mà trực tiếp là lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước chưa thể hiện quyết tâm cao thực hiện cổ phần hóa do e ngại sẽ phải cơ cấu lại tổ chức, bộ máy quản lý sau cổ phần hóa; chưa thực sự chủ động trong công tác thực hiện cổ phần hóa; nhất là việc tìm nhà đầu tư chiến lược, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, phát huy vai trò của Ban kiểm soát, bộ phận kiểm toán," báo cáo chỉ rõ.

Quảng Thúy

vietnam+







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98