Tái cơ cấu VNPT: Doanh nghiệp hiệu quả cần tạo điều kiện phát triển

01/11/2014 11:20
01-11-2014 11:20:40+07:00

Tái cơ cấu VNPT: Doanh nghiệp hiệu quả cần tạo điều kiện phát triển

Đề án tái cơ cấu VNPT, cổ phần hóa MobiFone đang tiếp tục được triển khai. Dư luận còn đang băn khoăn về những vấn đề như: Liệu có phình to bộ máy? Hiệu quả sản xuất kinh doanh thế nào, lợi nhuận tăng hay giảm?

* Áp lực cạnh tranh có giúp Tập đoàn Viễn thông tránh vết xe đổ?

* Viễn thông VN sau tái cơ cấu VNPT sẽ ra sao?

* VNPT: "Mô hình chồng chéo thì biết bắt lỗi ai?"

VietNamNet trao đổi với một số ĐBQH về vấn đề án tái cơ cấu DNNN nói chung và đề án tái cơ cấu VNPT nói riêng.

Phó chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Đức Kiên: Nhà nước nên giữ 51% cổ phần trong VNPT

VNPT hiện chia làm 2 khối: dịch vụ công và kinh doanh. Với VNPT, ở thời điểm này, tôi nghĩ Nhà nước nên giữ cổ phần 51% trong VNPT là hợp lý.

Tại sao lại như vậy?

Từ kinh nghiệm quản lý những mạng di động cũng như mạng cố định phục vụ phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ đột xuất của xã hội thì việc Nhà nước giữ cổ phần chi phối trong DN viễn thông hiện nay sẽ có tác dụng tốt hơn đối với quốc phòng an ninh và vùng sâu xa.

Kinh nghiệm ở Đức khi cổ phần hóa công ty điện thoại thì người ta chưa bán hết phần vốn của mình dù đã cổ phần hóa từ 1995-1997.

Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy DNNN ở nước nào cũng có nhưng người ta chọn lĩnh vực nào để cổ phần hóa? Đó là những DNNN cung ứng dịch vụ thiết yếu cho người dân như điện, sưởi, vận tải hành khách công cộng, rác thải, viễn thông. Tuy nhiên các DNNN đó phần đông thuộc sở hữu của chính quyền địa phương, ít khi thuộc liên bang hoặc toàn quốc. Ta cần cân nhắc điểm này.

Với tình hình Việt Nam, cần nói rõ theo quyết định 37 của Chính phủ về danh mục DN 100% vốn Nhà nước mà Thủ tướng đã kí đầu năm 2014, thì so với thời kì trước ta đã dần co hẹp lĩnh vực hoạt động của DNNN lại và như vậy thì theo đánh giá chúng ta đang đi đúng hướng trong cổ phần hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN.

Vấn đề hiện nay là phải đòi hỏi đổi mới phương thức quản trị của VNPT để làm sao sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất (kể cả kho số, tần số, hạ tầng viễn thông), khai thác được tối đa và hợp lý nguồn tài nguyên viễn thông của đất nước.

Tiến trình tái cơ cấu DNNN nói chung và VNPT nói riêng đều có tình trạng chung là bị chậm. Ông đánh giá như thế nào về nguyên nhân và giải pháp tháo gỡ?

Sau 20 năm tiến hành đổi mới quản lý DNNN ta vẫn chưa tiến hành xong 1 vòng cổ phần hóa các DNNN. Như vậy là rất chậm.

Các vướng mắc, theo nghiên cứu của tôi, nằm ở 2 khâu:

Thứ nhất là định hướng của chúng ta. Chúng ta bán vốn của DNNN đi nhưng lại yêu cầu không làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Đây là điều tách rời ra khỏi các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường bởi giá thành là 1 chuyện còn giá bán trên thị trường là do cung cầu thị trường quyết định.

Thứ hai là vấn đề định giá DN hiện cũng đang tách khỏi nguyên tắc cơ bản của thị trường. 1 DN có thể bán với 1 đồng nhưng có thể với 1 ý tưởng kinh doanh có thể bán nhiều triệu đồng (chỉ có vài tờ A4), không thể so sánh với nhau được.

Cần giải quyết những điểm nghẽn này để thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa các DNNN.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng: DN đang làm ăn hiệu quả cần cho tiếp tục phát triển

Trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ nêu rất rõ 3 đột phá chiến lược, trong đó có tái cơ cấu DNNN là đột phá, chuyển biến mới để đưa nền kinh tế thoát khỏi vấn đề bao cấp, cơ chế xin cho độc quyền hay ưu ái của Nhà nước dành riêng cho DNNN để thể hiện mạnh mẽ hơn những tính chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và đổi mới các thể chế, quan điểm để làm nhanh và mạnh hơn tiến độ cổ phần hóa DNNN.

Thời gian vừa qua, các cấp ban ngành từ TƯ tới địa phương đã thực hiện cơ bản tương đối tốt việc này nhưng tới nay số DNNN được cổ phần hóa, chuyển đổi theo đề án tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm. Một số tập đoàn, tổng công ty loay hoay mãi chưa cổ phần hóa được do vấn đề định giá tài sản, nợ xấu khiến trì trệ trong phát triển nền kinh tế.

Với một số DNNN đang còn làm ăn hiệu quả (về vốn, đầu tư đúng mục đích, đúng ngành nghề) ta có thể để các DN này tiếp tục ổn định, phát triển.

Các DNNN đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước đang nắm giữ cổ phần chi phối thì nên xem xét tiếp tục thoái vốn, thu về để đầu tư cho lĩnh vực khác hiệu quả và quan trọng hơn, góp phần bảo đảm kinh tế xã hội trong giai đoạn khó khăn như hiện nay và cần cân đối lại các tập đoàn mạnh đang đóng góp nhiều cho xã hội.

Nhà nước nên có chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho các tập đoàn, tổng công ty đang làm ăn hiệu quả tiếp tục phát triển, vì DN đang còn làm ra lợi nhuận, nộp nghĩa vụ ngân sách tốt, không nên để họ co cụm lại. Điều đó sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm, nộp cho ngân sách nhiều mà vẫn bảo toàn được nguồn vốn.

Với các tập đoàn đang làm ăn hiệu quả, cần có cân đối về ngân sách. Các tập đoàn này nắm vốn điều lệ của Nhà nước một cách vừa phải. Họ đủ sức bươn chải rồi thì hạn chế bớt vốn Nhà nước, có kế hoạch thu hồi vốn Nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực khác

Các DN đang ổn định phát triển bền vững về kinh tế xã hội, giải quyết được nhiều việc làm, thân thiện môi trường, nộp ngân sách đủ thì cần có rà soát và chính sách lâu dài, không thay đổi chính sách thường xuyên làm họ mất chủ động ảnh hưởng đến tình hình chung của DN.

Cẩm Quyên

vietnamnet







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98