Thiếu minh bạch trong sở hữu chéo ở các ngân hàng

01/11/2014 12:29
01-11-2014 12:29:00+07:00

Thiếu minh bạch trong sở hữu chéo ở các ngân hàng

Đó là nội dung báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vừa được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày trước Quốc hội sáng nay 1-11.

* Xử lý sở hữu chéo ngân hàng: Phải xác minh rõ nguồn tiền

* Ngân hàng và điểm nhạy cảm “sở hữu chéo”, “gia đình trị”

* ‘Ân xá’ sở hữu chéo: Ghi công ‘đại gia’ phạm luật?

Theo đánh giá của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các giải pháp vừa qua về sắp xếp, chấn chỉnh trong hệ thống ngân hàng chưa có sự thay đổi lớn về chất.

Đã mua hơn 82.000 tỉ đồng nợ xấu

Theo ông Giàu, cho đến nay đã phê duyệt 8/9 phương án cơ cấu lại của các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần yếu kém.

Việc cơ cấu lại được triển khai trong tất cả tổ chức tín dụng (TCTD), an toàn hệ thống các TCTD được bảo đảm và khả năng chi trả của các TCTD được cải thiện.

Các NHTM nhà nước tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt và chi phối thị trường theo định hướng nêu trong đề án tái cơ cấu. Đang tiến hành rà soát, đánh giá xác định và xem xét cho giải thể, phá sản một số TCTD phi ngân hàng.

"Hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân bảo đảm an toàn và thực hiện tốt vai trò tương trợ giữa các thành viên, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn” - ông Giàu cho biết.

Kết quả giám sát cho thấy việc xử lý nợ xấu NHTM đạt được kết quả ban đầu: Từ năm 2012 đến tháng 8-2014, toàn hệ thống đã xử lý được 214.000 tỉ đồng nợ xấu. Tỉ lệ nợ xấu của hệ thống năm 2012: 4,08% tổng dư nợ, năm 2013: 3,61%, đến tháng 8-2014: 3,9%.

Ngoài ra, còn có 316.200 tỉ đồng giữ nguyên nhóm nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tính đến cuối tháng 9-2014, VAMC đã mua nợ xấu với tổng nợ gốc là 82.800 tỉ đồng từ các TCTD, bán được 1.400 tỉ đồng nợ xấu.

Nguy cơ thao túng hoạt động ngân hàng

Đánh giá về những bất cập, yếu kém, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu nói: “Các giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu TCTD, xử lý nợ xấu chưa được triển khai đồng bộ, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đặc biệt là các giải pháp tái cơ cấu DNNN và đầu tư công gắn với tái cơ cấu TCTD.

Năng lực cạnh tranh của nhiều TCTD chưa cải thiện đáng kể, chưa áp dụng phổ biến chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Hoạt động của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) còn gặp một số vướng mắc về xử lý tài sản bảo đảm dẫn đến khó xử lý nhanh và hiệu quả các khoản nợ này; thiếu cơ chế, nguồn lực tài chính cho việc xử lý nợ xấu”.

Đặc biệt sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD thiếu minh bạch, vốn điều lệ ở một số NHTM cổ phần không phản ánh đúng thực chất, nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng.

"Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng TCTD cũng như toàn hệ thống, gây trở ngại đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD”.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận xét các giải pháp vừa qua về sắp xếp, chấn chỉnh trong hệ thống ngân hàng chưa có sự thay đổi lớn về chất; chưa có sự tham gia của các NHTM lớn, có tiềm lực tài chính mạnh trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng nhỏ, yếu kém.

Nguyên nhân chủ quan của tình trạng trên đây được chỉ ra là “một số giải pháp tái cơ cấu các TCTD ở mức độ xử lý những vấn đề trước mắt, chuẩn mực và thông lệ quốc tế chưa được áp dụng phổ biến.

Năng lực thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng đối với thị trường tài chính còn hạn chế, sự phối hợp chưa tốt.

Khách hàng vay cũng chưa chủ động cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh, còn trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và kỳ vọng vào sự phục hồi của thị trường. Năng lực hoạt động của VAMC có hạn, thiếu nhiều nghiệp vụ.

Các đại biểu Quốc hội dành cả ngày hôm nay 1-11 để thảo luận về kết quả tái cơ cấu trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.

Tuổi Trẻ sẽ sớm thông tin đến bạn đọc.

Chưa có chuyển biến đột phá

Tiến độ thực hiện tái cơ cấu DNNN chậm, chưa có chuyển biến mang tính đột phá. Việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu nhà nước còn chồng chéo, quản trị doanh nghiệp chậm được đổi mới.

Một số giải pháp hỗ trợ tái cơ cấu TCTD, xử lý nợ xấu chưa mang lại hiệu quả cao, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các giải pháp tái cơ cấu DNNN và đầu tư công. Xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD còn chậm.

(Trích báo cáo kết quả giám sát)


Lê Kiên

tuổi trẻ







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Ngày 25/04/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024. 

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98