Tôn giả lũng đoạn thị trường: Do hàng lậu và gian dối khi nhập khẩu?

21/11/2014 08:38
21-11-2014 08:38:09+07:00

Tôn giả lũng đoạn thị trường: Do hàng lậu và gian dối khi nhập khẩu?

Việc tôn chất lượng thấp xuất hiện trên thị trường sẽ không loại trừ có việc gian dối khi nhập khẩu hoặc nhập lậu - theo ông Nguyễn Văn Sưa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam.

 * Tôn giả lũng đoạn thị trường: Gian dối từ đại lý tới cửa hàng bán lẻ

Tôn giả lũng đoạn thị trường: Người tiêu dùng và doanh nghiệp… “lĩnh đủ”

Tôn giá rẻ nhập khẩu được các đầu nậu đóng mác các hãng tôn lớn bán ra thị trường để trục lợi đã khiến doanh nghiệp (DN) làm ăn chân chính lao đao, ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng, Nhà nước thất thu thuế…

PCT Hiệp hội Thép VN - Nguyễn Văn Sưa

10 năm trở lại đây, ngành tôn mạ phát triển rất mạnh, các nhà sản xuất đã đầu tư những dây chuyền công nghệ, thiết bị hiện đại do vậy chất lượng sản phẩm đảm bảo với giá thành tương đối cạnh tranh. Năm 2013, sản lượng tôn mạ đạt 2,3 triệu tấn và 10 tháng đầu năm 2014 đã đạt khoảng 2,2 triệu tấn, nên cả năm 2014 dự kiến đạt 2,8 triệu tấn. Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nước với sản phẩm tôn nhập khẩu rất quyết liệt. Đã xuất hiện tình trạng tôn giả, tôn nhái và tôn kém chất lượng trên thị trường.

Hiệp hội có nắm bắt thông tin gì về tôn nhập khẩu giá rẻ không thưa ông? Chất lượng của loại tôn này thế nào? Đã có những chế tài để quản lý việc nhập khẩu tôn giá rẻ chưa thưa ông?

- Tôn mạ nhập khẩu năm 2013 khoảng 600.000 tấn trong đó chủ yếu từ Trung Quốc và dự kiến năm 2014 sẽ nhập khoảng 700.000 tấn. Hàng Trung Quốc chất lượng không đảm bảo về độ dày tiêu chuẩn và chất lượng mạ kém, nhưng giá rất rẻ. Nguyên nhân chính là việc các nhà sản xuất của nước này chuyên sản xuất các loại hàng giá rẻ và chính phủ của họ có chính sách hỗ trợ về thuế giá trị gia tăng từ 9 - 13% cho những DN xuất khẩu. Cùng đó cũng không loại trừ việc nhập lậu, bởi hiện tôn Trung Quốc chiếm từ 25 - 30% thị trường tôn tại VN.

Để quản lý chất lượng hàng nhập khẩu, các cơ quan chức năng đã có nhiều công cụ để kiểm soát, cụ thể là thông tư liên tịch số 44 giữa Bộ Công Thương và Bộ KHCN là một trong những công cụ để quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trong đó, quy định rõ các nhà nhập khẩu phải công bố rõ tiêu chuẩn của sản phẩm mình nhập khẩu về, từ đó có căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm có hợp chuẩn hay không. Nhưng việc tôn chất lượng thấp xuất hiện trên thị trường sẽ không loại trừ có việc gian dối khi nhập khẩu hoặc nhập lậu.

Như những thông tin báo Lao Động đã nêu, nạn tôn giả là có thật và đang hoành hành trên thị trường, theo ông cần có giải pháp gì xử lý vấn nạn tôn giả, nhái nêu trên?

- Trước hết cần phải siết chặt quản lý nhập khẩu tôn mạ giá rẻ không đảm bảo chất lượng. Hiệp hội Thép VN đã có công văn kiến nghị lên Bộ Công Thương và thông qua Bộ Công Thương có những kiến nghị tới các cơ quan chức năng để tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm để ngăn chặn các mặt hàng sắt thép kém chất lượng nhập vào VN.

Hiện nay, những đơn vị làm giả, làm nhái sản phẩm tôn thường là đơn vị nhỏ, không có năng lực quản trị và công nghệ nên không có những sản phẩm chất lượng và không thể cạnh tranh được do vậy họ chuyển sang làm giả mạo thương hiệu của các sản phẩm có uy tín bằng những nguyên liệu tôn màu chất lượng không đủ tiêu chuẩn. Hiệp hội luôn sát cánh cùng các đơn vị thành viên để bảo vệ họ và tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng VN: “Người tiêu dùng còn mơ hồ về loại vi phạm này”

Làm giả nguồn gốc và gian lận độ mỏng, dày của sản phẩm tôn tấm lợp là vi phạm với nhiều hành vi cùng một lúc, vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Tinh vi ở chỗ đánh vào khả năng khó nhận biết của khách hàng, kể cả cơ quan quản lý thị trường. Trắng trợn hơn, người sản xuất sẵn sàng “đổi trắng thay đen” để “lên đời” thương hiệu, “đôn dem” theo yêu cầu của người kinh doanh.

Đây là vấn đề lớn mà báo chí đã phanh phui. Bởi lẽ nó diễn ra từ lâu, trên diện rộng nhiều tỉnh, thành phố và dường như có sự thỏa thuận ngầm trong giới kinh doanh mặt hàng tôn giả này. Qua đây cũng cho thấy, chưa có người tiêu dùng khiếu nại, không có nghĩa việc kinh doanh mặt hàng này là lành mạnh, có thể người tiêu dùng chưa biết mình bị “móc túi” oan.

Thu Hà

Công Thăng - Đặng Tiến

lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xuất khẩu thép của Trung Quốc trong quý 1 tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2023

Trung Quốc đã xuất khẩu gần 26 triệu tấn thép trong quý 1/2024 - tăng 28% so với cùng kỳ năm trước đó - do cuộc khủng hoảng bất động sản làm giảm nhu cầu trong nước.

Yêu cầu rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98