"Không giải quyết lợi ích nhóm, sẽ khó cải cách thể chế kinh tế"

22/12/2014 18:03
22-12-2014 18:03:53+07:00

"Không giải quyết lợi ích nhóm, sẽ khó cải cách thể chế kinh tế"

Tăng trưởng kinh tế và năng suất của Việt Nam đang chậm lại trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC). Điều này đã châm ngòi cho nhiều cuộc tranh luận ngày càng tăng về các mô hình phát triển kinh tế-xã hội phù hợp nhất đối với Việt Nam.

"Lợi ích nhóm" rào cản tăng trưởng kinh tế. (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)

Để tìm kiếm những giải pháp hợp lý, bài học kinh nghiệm quốc tế vận dụng vào phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo“Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh kinh tế hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam,” ngày 22/12, tại Hà Nội.

Lợi ích nhóm chống lại áp lực cải cách

Theo ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp, Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam, hiện các tranh luận của giới chuyên gia vẫn loanh quanh vào các vấn đề về nền kinh tế chậm chuyển đổi sang kinh tế thị trường cạnh tranh, sự nhận thức vẫn mơ hồ về vai trò của Nhà nước, sự thiếu sáng tạo, đổi mới trong phát triển kinh doanh, bên cạnh đó là sự tăng trưởng chậm đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa và khu vực doanh nghiệp nói chung.

Ông Raymond chỉ ra: “Việc có quá nhiều quy định điều tiết thị trường đất đai và bất động sản (đặc biệt là thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp) đã làm kìm hãm quá trình tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, việc kinh tế tăng trưởng khá ở giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu dường như là lý do cho các nhóm lợi ích (như bộ phận các nhà quản lý có quan hệ với chính quyền, các quan chức có đặc quyền, những người thực thi quyền sở hữu doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân có quan hệ với chính quyền) chống lại áp lực cải cách."

"Trên thực tế, Việt Nam vẫn tiếp tục xếp hạng thấp về Chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới và Chỉ số cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới,” ông Raymond nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, giáo sư Jeongho Kim,Trường Chính sách công và Quản lý, Viện Phát triển Hàn Quốc đã đưa ra một số kinh nghiệm từ quá trình phát triển của Hàn Quốc. Từ một nền kinh tế được Nhà nước điều khiển và kiểm soát bởi các kế hoạch, chương trình, mệnh lệnh của Chính phủ, Hàn Quốc đã có một bước tiến dài sau quá trình chuyển đổi sang nền kinh tự do theo hướng dân chủ và kinh tế thị trường, ở cuối những năm 1980.

Nhờ đó, xã hội Hàn Quốc đã nổi lên những tầng lớp trung lưu thành thị được giáo dục bài bản và hiểu biết về chính trị. Bắt đầu từ giữa thập kỷ 90, quốc gia này cũng tích cực theo đổi những mục tiêu toàn cầu hóa, tư nhân hóa đồng thời giảm thiểu các quy định và giao quyền tự chủ cho các địa phương, thúc đẩy thực hiện các cải cách hệ thống kinh tế, chính trị nhằm đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia có tự do kinh tế nhiều hơn, chính trị-xã hội dân chủ hơn nữa. Thậm chí, quốc gia này đã chấm dứt việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm cũng như các loại kế hoạch khác, mà dựa nhiều hơn vào các sáng kiến tư nhân.

“Hàn Quốc đang chuyển đổi theo hướng tăng trưởng kinh tế nhờ đổi mới và nền kinh tế sáng tạo, với những bước đi từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng và nay là các ngành công nghiệp có nòng cốt từ khoa học, kỹ thuật và tri thức,” giáo sư Jeongho Kim nói.

Thể chế bao dung

Tại Hội thảo, các diễn giả đồng tình cho rằng, việc tham gia các thỏa thuận hợp tác khu vực theo lộ trình sẽ giúp Việt Nam có thêm cơ hội mới để đẩy nhanh quá trình “bắt kịp” với các nước trong khu vực. Do đó, Việt Nam cần xây dựng thể chế kinh tế và môi trường kinh doanh thuận lợi phù hợp để thu hút đầu tư.

Theo ông Raymond Mallon, những nghiên cứu phát triển gần đây đã nhấn mạnh tới vai trò xây dựng thể chế kinh tế bao dung nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế công bằng và bền vững. Bởi, các thể chế kinh tế bao dung đảm bảo thực thi quyền sở hữu, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và khuyến khích đầu tư vào các công nghệ, kỹ năng mới tạo nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế hơn so với các thể chế kinh tế tước đoạt được hình thành để khai thác tài nguyên xã hội bởi thiểu số người.

“Trong khi thể chế tước đoạt (gắn với lợi ích nhóm) kìm hãm sáng tạo và tăng trưởng kinh tế -xã hội, thì thể chế bao dung thúc đẩy 'phá hủy mang tính sáng tạo' là kết quả của cạnh tranh đồng thời dẫn dắt đổi mới, sáng tạo,” ông Raymond nói.

Ông Raymond cũng chỉ ra, hầu hết các doanh nghiệp đều cố gắng tránh trở thành nạn nhân của “phá hủy mang tính sáng tạo,” bởi đối với họ cạnh tranh càng ít càng tốt. Kinh nghiệp quốc tế, các công ty độc quyền gặp khó khăn, doanh nghiệp có đặc quyền tiếp cận các quyết định hành chính, thường sẽ vận động các nhà lãnh đạo chính trị bảo vệ họ khỏi cạnh tranh. Nếu họ thành công thì những hành động như vậy sẽ kìm hãm đổi mới, sáng tạo, đầu tư và tăng trưởng.

“Vấn đề này trở nên ngày càng quan trọng ở Việt Nam, khi các nhóm lợi ích đang ngày càng lớn mạnh và có nhiều ảnh hưởng. Nếu Việt Nam thiếu các thể chế kinh tế bao dung, các doanh nghiệp và cá nhân có quan hệ gần gũi với giới chức chính trị sẽ có xu hướng tích tụ của cải một cách dễ dàng (do có đặc quyền tiếp cận vốn, đất đai và thị trường). Điều này góp phần vào sự bất bình đẳng và có thể dẫn đến bất ổn xã hội,” ông Raymond phân tích.

Đánh giá cao những đóng góp ý kiến từ các chuyên gia kinh tế quốc tế, tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, cải cách thể chế ở Việt Nam cần đề cập quyền giám sát của người dân trực tiếp và gián tiếp thông qua cơ quan dân cử đại điện, báo chí, hiệp hội, quyền được tiếp cận thông tin; trách nhiệm giải trình, quyền chất vấn, bãi miễn các chức danh được bổ nhiệm.

“Tình trạng lợi ích nhóm nếu không được kiểm soát, nó sẽ làm méo mó động lực kinh tế, hướng khu vực doanh nghiệp tư nhân chạy theo địa tô chênh lệch, khai thác chênh lệch giá đất, đầu cơ bất động sản, khai thác tài nguyên rừng, khoáng sản…

Nếu Việt Nam không giải quyết được những vấn đề cơ bản này thì rất khó đạt được tiến bộ thực sự trong cải cách thể chế kinh tế đồng thời không thể có cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật, chênh lệch giàu nghèo tiếp tục mở rộng, ô nhiễm môi trường tăng lên..., sẽ gây ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế và kìm hãm quá trình phát triển bền vững,” ông Doanh nói.

Hạnh Nguyễn

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98