Kinh tế vĩ mô hồi phục tích cực, thị trường chứng khoán 2015 sẽ đi lên?

26/12/2014 09:25
26-12-2014 09:25:00+07:00

Kinh tế vĩ mô hồi phục tích cực, thị trường chứng khoán 2015 sẽ đi lên?

Các chuyên gia nhìn nhận kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục tích cực dựa trên những nền tảng có được trong năm 2014, bên cạnh đó, việc tiếp tục cải thiện hệ thống ngân hàng; tiến hành các hoạt động IPO cùng triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giúp thu hút dòng tiền cho thị trường chứng khoán (TTCK) qua đó đưa thị trường này đi lên trong năm 2015.

Hoạt động IPO và cải thiện hệ thống ngân hàng sẽ hút dòng tiền cho TTCK

Tính từ đầu năm 2014 đến thời điểm hiện tại, TTCK có hai đợt suy giảm mạnh, nhìn nhận về hai đợt suy giảm này, theo bà Nguyễn Mai Phương – Giám đốc nghiên cứu CTCK Maritime bank (MSBS) có 3 yếu tố lớn gây tác động. Đầu tiên là sự việc xung đột trên biển Đông với Trung Quốc gây ra tâm lý hoảng loạn lớn trên thị trường dẫn đến đã bán tháo mạnh, kéo thị trường lao dốc trong nửa đầu tháng 5. Thứ hai là việc giá dầu thế giới lao dốc mạnh trong những tháng gần đây dẫn đến việc các mã dầu khí như GAS, PVD, PVS, PXS… bị bán mạnh, tác động kéo thị trường đi xuống. Việc giá dầu giảm, ngoài việc dư thừa về sản lượng cũng có nguyên nhân đến từ xung đột tại Ukraine dẫn đến căng thẳng chính trị giữa Nga với Mỹ và một số quốc gia Châu Âu. Thứ ba là Thông tư 36 của Ngân hàng nhà nước mới được ban hành từ cuối năm và tác dụng của Thông tư 36 đang thẩm thấu dần trong thị trường.

Bên cạnh các nhân tố trên, bà Phương cho biết vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động đến thị trường chung và TTCK nói riêng theo những chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên chung lại tất cả các vấn đề này vẫn cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực mặc dù tốc độ còn tương đối chậm. TTCK – kênh phản ánh kỳ vọng vào nền kinh tế cũng có được những sự tăng trưởng tốt trong năm 2014.

Bước sang năm 2015, sự cải thiện về hoạt động ngân hàng và hoạt động IPO của các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo động lực thu hút dòng tiền cho thị trường chung và TTCK nói riêng qua đó thúc đẩy phát triển mạnh hơn.

Kinh tế 2015 sẽ thừa hưởng thành quả năm 2014, bất động sản là nhân tố nổi bật

Theo ông Nguyễn Hải Đăng – Trưởng phòng phân tích CTCK Saigonbank (SBBS), năm 2014 là một năm có nhiều sự kiện cả trong và ngoài nước tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Về khía cạnh quốc tế, các sự kiện xung đột ở Đông Âu, sự kiện biển Đông, diễn biến giá dầu và các loại hàng hóa khác hay tiến độ ký kết các hiệp ước kinh tế của Việt Nam và các nước (FTA, TPP,…). Về diễn biến trong nước, công cuộc cải tổ lại hoạt động hệ thống ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước và tăng cường giám sát và nâng cao chất lượng TTCK của Ủy ban chứng khoán đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực mang tính nhất thời.

Về năm 2015, theo ông Đăng, nền kinh tế trong năm 2015 sẽ thừa hưởng những thành quả đạt được trong năm 2014. Tỷ lệ lạm phát có thể tăng mạnh hơn nhưng không quá mục tiêu đặt ra, mặt bằng lãi suất vẫn tiếp tục được duy trì ở mức thấp và tăng trưởng kinh tế có thể không thấp hơn năm nay. Ngoài ra công tác cải tổ và nâng cao chất lượng của hệ thống ngân hàng cũng như TTCK sẽ tiếp tục diễn ra một cách mạnh mẽ.

Năm 2015 cũng sẽ chứng kiến nhiều đợt IPO lớn, cũng như hoạt động M&A, trong đó có thể có đối tác nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản. Ngành bất động sản sẽ là ngành nổi bật trong năm 2015. Bên cạnh đó với những diễn biến của giá dầu trong nửa cuối năm 2014 và dự báo trong năm 2015, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có thể là tâm điểm trong một khoảng thời gian nhất định của năm 2015.

Triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp gia tăng, TTCK 2015 sẽ tăng thêm 10% so với năm 2014

Ông Hoàng Công Tuấn – Chuyên viên phân tích CTCK MB (MBS) cũng đưa ra một số nhìn nhận về vĩ mô trong năm 2014 cùng dự báo trong năm 2015.

Về GDP, tăng trưởng là rất rõ và có cải thiện đáng kể so với các năm trước, ông dự đoán năm 2014 GDP sẽ nằm ở mức 5.9%. Chỉ số PMI liên tục có cải thiện khi nằm trên mức 50 điểm (điểm cân bằng tăng trưởng). Chỉ số sản xuất công nghiệp cũng tăng trưởng và trong 11 tháng đầu năm đạt hơn 7.5%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có những cải thiện đáng kể so với năm trước.

Tương tự các chuyên gia trên, ông Tuấn nhìn nhận điểm xấu hiện tại là ở hệ thống ngân hàng với mấu chốt là nợ xấu tiềm tàng vẫn còn. Tuy nhiên vấn đề này đã giảm đi rất nhiều và thanh khoản hệ thống đã tốt hơn. Các thị trường tài sản như bất động sản và chứng khoán cũng đã cải thiện so với các năm trước, cho thấy dòng vốn trong nền kinh tế đã được lưu thông và là biểu hiện cho sự hồi phục chung của nền kinh tế.

Riêng với TTCK, mặc dù có sự suy giảm gần đây bởi tác động của nhiều yếu tố, nhưng so với thời điểm đầu năm thì TTCK vẫn tăng trưởng và theo tính toán thì mức tăng khoảng 7-8%.

Trong năm 2015, nền kinh tế sẽ tiếp tục cải thiện bởi ảnh hưởng tích cực từ hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp Nhà nước hay đầu tư công. Tất cả vấn đề này sau quá trình tái cơ cấu sẽ dần tốt lên và hiệu quả hơn.

GDP năm 2015 sẽ đạt mức 6.1-6.2%, CPI sẽ tăng nhẹ so với năm nay (do biến động giá dầu và hàng hóa trên thế giới) và đi quanh mốc 3.5-4%. Điều hành kinh tế chung của Chính phủ vẫn trên quan điểm giữ cho khối doanh nghiệp tư nhân phát triển. Luật sửa đổi sẽ trên quan điểm cải thiện và hỗ trợ cho doanh nghiệp, giúp quá trình đi lên thông thoáng hơn. Đầu tư thuộc các khu vực Nhà nước được kiểm soát chặt chẽ hơn và quá trình thoái vốn cùng cổ phần hóa cũng giúp dòng tiền đầu tư có hiệu quả hơn. Một yếu tố tác động khác là thuế thu nhập doanh nghiệp đã được giảm trong năm 2014, kỳ vọng trong những năm tới tiếp tục giảm.

Đối với TTCK, ông Tuấn kỳ vọng năm 2015 sẽ tăng trưởng 10% so với mức kết phiên năm 2014 bởi những triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp và các yếu tố vĩ mô tác động.

Duy Hoàng







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98