Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán năm 2015

25/12/2014 10:31
25-12-2014 10:31:47+07:00

Những yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán năm 2015

TTCK năm 2014 đã xuất hiện những con sóng lớn, tạo ra nhiều cung bậc cảm xúc trong giới đầu tư. Tuy nhiên, nếu áp dụng chiến lược mua và nắm giữ thì những khoản lợi nhuận tích lũy từ đầu năm rất có thể đã được “trả lại” cho thị trường.

TTCK năm 2014: “Ăn” bao nhiêu “trả” lại bấy nhiêu

Thị trường chứng khoán năm 2014 biến động rất mạnh với nhiều cảm xúc. Diễn biến thị trường được chia làm 2 giai đoạn chính từ đầu năm đến giữa tháng 05/2014 và phần còn lại của năm.

Nhìn vào đồ thị bên dưới có thể thấy TTCK trong năm qua tăng mạnh nhưng giảm điểm cũng mạnh không kém trong hai giai đoạn này. Và nếu áp dụng chiến lược mua và nắm giữ chứng khoán từ thời điểm cuối năm 2013 thì mức lợi nhuận là không đáng kể.

Diễn biến VN-Index trong năm 2014 (Nguồn: VietstockUpdater)

Giai đoạn 1: Đầu năm 2014 - Nửa đầu tháng 5/2014

Đà tăng của thị trường trong những tháng đầu năm đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu bluechip với sự dẫn dắt của GAS, VCB, MSN, VIC, PVD... trên HOSE và PVS, VND, SHB... trên HNX.

Đà tăng mạnh của các cổ phiếu bluechip đến từ: (i) Dòng tiền khối ngoại đẩy mạnh gom ròng nhóm cổ phiếu này. Lực mua lớn và tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu dẫn dắt đã giúp thúc đẩy đà tăng mạnh của các chỉ số thị trường. (ii) Bên cạnh dòng tiền khối ngoại thì với triển vọng kinh tế hồi phục (lãi suất giảm, chính sách tiền tệ nới lỏng, CPI thấp) cũng thúc đẩy dòng tiền đổ mạnh vào để đón đầu kết quả kinh doanh quý 1/2014.

Sau giai đoạn tăng điểm mạnh thì thị trường có giai đoạn giảm điểm trở lại gần như trở về vạch xuất phát đầu năm, chủ yếu do:

(i) Hoạt động chốt lời tăng mạnh ở nhóm cổ phiếu bluechip, đặc biệt là khi các thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh xuất hiện.

(ii) Khối ngoại cũng đẩy mạnh bán ra trong giai đoạn này.

(iii) Giai đoạn nửa đầu tháng 5, thị trường tiếp nhận nhiều thông tin liên quan đến việc xét xử các vụ đại án, căng thẳng gia tăng trên biển Đông khi Trung Quốc gây hấn và đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Những thông tin này đã khiến giới đầu tư lo lắng và đẩy mạnh tháo hàng trên diện rộng. Hoạt động call margin cũng diễn ra trong giai đoạn này càng khiến thị trường lùi sâu.

Giai đoạn 2: Nửa cuối tháng 5 – Cuối năm 2014

Dòng tiền đầu cơ đẩy mạnh bắt đáy sau chuổi giảm điểm mạnh liên tục được coi là động lực chính giúc sắc xanh trở lại thị trường. Bên cạnh đó, sự trở lại của dòng tiền khối ngoại cũng hỗ trợ tích cực cho xu hướng hồi phục – điều này một lần nữa chứng tỏ sự ảnh hưởng rất lớn của khối ngoại, dù lượng giao dịch không chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường.

Đích nhắm của dòng tiền trong giai đoạn tăng điểm này chủ yếu tập trung vào nhóm cổ phiếu đầu cơ như Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng và Khai khoáng.

Cùng cần chú ý rằng, đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu Khai khoáng đến chủ yếu từ nhóm cổ phiếu Dầu khí. Đây cũng là nhóm cổ phiếu dẫn dắt đà tăng và giúp VN-Index tăng vọt chạm ngưỡng 644 điểm vào đầu tháng 9, với các cổ phiếu nổi bật như GAS, PVD, PVS, PXS, PVC, PGS, PET… Trong khi đó, giao dịch ở các cổ phiếu bluechip khác có phần trầm lắng hơn trong đà tăng của thị trường trong giai đoạn này.

Sau khi VN-Index tạo đỉnh 644 điểm, thị trường bước vào chu kỳ giảm điểm. Thị trường giảm điểm mạnh trở lại trong giai đoạn cuối năm 2014 nhiều khả năng do:

(i) Thị trường thiếu các thông tin hỗ trợ đủ mạnh để có thể duy trì đà tăng điểm.

(ii) Khối ngoại đẩy mạnh bán ra liên tục kể từ tháng 9. Việc bán mạnh của khối ngoại có thể do nguyên nhân Fed chấm dứt gói QE3 và khả năng nâng lãi suất và tác động lên dòng tiền khối ngoại; đồng thời thời điểm cuối năm thường là quãng thời gian mà các quỹ đầu tư đẩy mạnh chốt NAV.

(iii) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 để g quản lý rủi ro tại các tổ chức tín dụng. Trong đó, cơ quan này thể hiện quan điểm thắt chặt hơn dòng vốn cho vay đối với việc đầu tư cổ phiếu. Thông tin này đã phần nào khiến giới đầu tư lo lắng hơn đối với dòng tiền margin.

(iv) Giá dầu thế giới giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến nhóm cổ phiếu Dầu khí và ảnh hưởng mạnh mẽ lên giao dịch thị trường trong giai đoàn tháng 11 đến cuối năm.

Yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán năm 2015

Triển vọng tăng trưởng kinh tế 2015 được duy trì. Năm 2014, GDP được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 5.8%, CPI duy trì ở mức thấp khi CPI tháng 11/2014 so với cùng kỳ năm 2013 chỉ tăng 2.6% và so với tháng 12/2013 chỉ tăng 2.08%. Kinh tế Việt Nam năm 2015 có khả năng đạt mức tăng trưởng từ 6%-6.2%, nhờ Chính phủ tiếp tục thúc đẩy việc cải thiện môi trường kinh doanh, hay các hiệp định mậu dịch tư do đang đàm phán sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2015. Điều này sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư và mở rộng thị trường xuất khẩu, qua đó thúc đẩy tăng trưởng. Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế được duy trì sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TTCK.

Lực cản bất ngờ vào lúc này là giá dầu thế giới giảm đang khiến hoạt động thu ngân sách phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trước, trong bối cảnh khối doanh nghiệp chỉ mới phục hồi trở lại.

Thông tư 36 có hiệu lực từ đầu tháng 02/2015. Đầu tháng 02/2015, Thông tư 36 sẽ chính thức được áp dụng. Nhiều khả năng việc Thông tư 36 được thực thi sẽ ảnh hưởng lên:

(i) Dòng tiền hỗ trợ thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, yếu tố tác động này sẽ không quá mạnh khi thị trường đã có một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị, các CTCK lớn cũng đã có những chuyển động để ứng phó với tình hình bằng cách phát hành trái phiếu, hay nguồn vốn tự có vẫn còn dư địa để cho vay margin.

(ii) Cung cổ phiếu ngân hàng có thể sẽ tăng mạnh do hoạt động siết sở hữu chéo được thực thi và tác động lên giao dịch của nhóm cổ phiếu này.

(iii) Thúc đẩy hoạt động cho vay đối với những ngân hàng đủ tiêu chuẩn, khi cho phép nâng tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn tăng từ 30% lên 60%, và giảm tỷ lệ rủi ro từ 250% xuống 150% đối với các khoản cho vay cổ phiếu và bất động sản.

Điều này được kỳ vọng sẽ giúp giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn, thúc đẩy hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nói chung và các công ty bất động sản, cho vay đầu tư chứng khoán nói riêng. Bên cạnh đó, điều này cũng có thể giúp kỳ vọng giảm các khoản nợ xấu khi chuyển các khoản vay ngắn hạn thành dài hạn, đặc biệt là khi việc cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trong Thông tư 09 sẽ hết hạn vào 01/04/2015. (Đọc thêm thông tin chi tiết tại đây).

Giá dầu giảm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiêu dùng. Giá dầu giảm mạnh nhiều khả năng sẽ tác động mạnh đến triển vọng kinh doanh của nhóm cổ phiếu Dầu khí trong năm 2015. Đây sẽ là một điểm trừ đối với việc đầu tư vào nhóm cổ phiếu này. Ở chiều ngược lại, việc giá xăng dầu giảm mạnh được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp điều chỉnh giá bán và thúc đẩy tiêu dùng gia tăng trở lại.

Dòng tiền khối ngoại có thể sẽ bị co hẹp. Các gói QE đã chính thức kết thúc, và trong phát biểu gần đây, các quan chức Fed cho biết tổ chức này nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất đồng USD trong thời gian tới. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến dòng vốn ngoại tại các thị trường chứng khoán mới nổi, trong đó có Việt Nam.

Nhóm cổ phiếu Bất động sản sẽ khởi sắc hơn. Quốc hội đã thông qua Luật Nhà ở sửa đổi với điểm mới đáng chú ý là cho phép người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam, với một số điều kiện. Điều này có thể sẽ giúp thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc Thông tư 36 được áp dụng cũng sẽ là yếu tố tích cực thúc đẩy dòng vốn hỗ trợ thị trường này.

Giá cổ phiếu rớt về vùng hấp dẫn. Thị trường sụt giảm mạnh trong cuối năm 2014 đã khiến các chỉ số định giá của TTCK Việt Nam về lại vùng hấp dẫn. Đây sẽ là cơ hội cho giới đầu tư trong năm 2015.

Nguyễn Đức Cường







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (13)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IMP - Tiềm năng tăng trưởng tốt

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) vẫn đang tăng...

BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn?

CTCP Phân bón Bình Điền (HOSE: BFC) là doanh nghiệp chiếm thị phần hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân hỗn hợp NPK. Tuy nhiên, kết quả kinh...

GMD - Ngành cảng biển và vận tải biển (Kỳ 1)

Trong năm 2024, ngành cảng biển và vận tải biển được dự báo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Bên cạnh đó, những động thái nới lỏng của Trung Quốc và giá dầu...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Bán lẻ ICT - Ngắn hạn xấu, dài hạn tốt

Năm 2023, nền kinh tế trong nước suy yếu và gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành bán lẻ ICT. Tuy ngắn hạn khá xấu, các số liệu cho thấy triển vọng dài...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành đá xây dựng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định toàn ngành sẽ tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đạt trên 95% kế hoạch Thủ...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành dầu khí

Ngành dầu khí là ngành mũi nhọn của nước ta, có vai trò cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho cả nền kinh tế. Để đảm bảo an ninh năng lượng, đây là ngành sẽ nhận...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành Công nghệ thông tin - Tiềm năng lớn, cạnh tranh cao

Ngành công nghệ thông tin tạm chững lại trong năm 2023, nhưng được dự đoán sẽ lấy lại phong độ trong năm 2024. Nhờ vào các chính sách của Chính...

Góc nhìn đầu tư 2024: Ngành điện - Thúc đẩy tăng trưởng nhiệt điện khí

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hội. Điện là nguồn năng lượng thiết yếu cho...

DPM - Cổ phiếu phòng thủ lý tưởng

Bất chấp triển vọng khá u ám của ngành phân bón, cổ phiếu của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HOSE: DPM) vẫn là lựa chọn tốt cho các nhà đầu tư ưa...

TDM - “Vịnh tránh bão” trong thị trường đầy biến động

CTCP Nước Thủ Dầu Một (HOSE: TDM) hoạt động trong lĩnh vực khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch. Hiện tại, TDM là một trong những doanh nghiệp cung cấp nước sạch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98