Tìm ý tưởng điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP Hồ Chí Minh

19/12/2014 18:27
19-12-2014 18:27:43+07:00

Tìm ý tưởng điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP Hồ Chí Minh

Ngày 19/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam - Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo quốc tế “Ý tưởng điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.”

Đường Võ Văn Kiệt, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính nhấn mạnh quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh phải tạo được bộ khung phát triển vùng rõ nét nhất, khai thác lợi thế về địa hình, đất đai, cảnh quan; hướng đến một vùng đô thị hướng ra biển cũng như tạo ra mạng lưới đô thị gắn kết với đô thị hạt nhân và ngược lại được chia sẻ lợi ích từ “đô thị mẹ.”

Theo quy hoạch, vùng Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thành phố Hồ Chí Minh và 7 tỉnh xung quanh, gồm Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang.

Kiến trúc sư Ngô Quang Hùng, Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam cho biết diện tích tự nhiên của Vùng khoảng 30.404km2, quy mô dân số hơn 18 triệu người; đóng góp 60% mức thu ngân sách Nhà nước và chiếm trên 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Hiện nay, việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết nhằm nâng cao vai trò, vị thế của vùng trên thế giới, tăng cường kết nối với các vùng kinh tế đô thị lớn trong khu vực Đông Nam Á, Nam Á đồng thời khắc phục hạn chế trong định hướng phát triển không gian vùng; tăng cường tính liên kết vùng và tích hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cũng như đáp ứng yêu cầu thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Kiến trúc sư Ngô Quang Hùng, có thể phân bổ các vùng phát triển kinh tế trong vùng Thành phố Hồ Chí Minh như vùng trung tâm với hạt nhân là Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển các trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học, công nghệ; vùng Tây Bắc (Tây Ninh, Bình Phước) phát triển kinh tế cửa khẩu, nông nghiệp chuyên canh; vùng Đông Bắc (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu) phát triển dịch vụ logistics, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; vùng Tây Nam (Long An, Tiền Giang) phát triển vùng chuyên canh lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản.

Giáo sư Charles Gore, chuyên gia kinh tế của Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) nhấn mạnh, vai trò của vùng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình, vốn là nhiệm vụ chính sách hết sức khó khăn.

Trong khi đó, giáo sư Frank Schwartze (Đức) chia sẻ, những vấn đề tồn tại hiện nay mà vùng Thành phố Hồ Chí Minh gặp phải như đầu tư xây dựng tràn lan, để lại nhiều khu đất trống cùng hàng ngàn căn hộ không có người ở; đô thị phát triển rộng, kém hiệu quả, trong đó cụm công nghiệp phát triển rời rạc, tự phát; ngập lụt ngày càng nghiêm trọng; giao thông ùn tắc…

Từ đó, giáo sư Frank Schwartze đề xuất việc cần thiết lập liên kết vùng cũng như tái cấu trúc và nâng cao chất lượng sống tại những khu phát triển ven đô thị.

Đồng quan điểm trên, ông Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia về quy hoạch đô thị cho rằng, sự phát triển của vùng Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước 2 thử thách lớn là tình trạng đô thị hóa thiếu kiểm soát, thiếu bền vững; nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Theo đề xuất của ông Ngô Viết Nam Sơn, trong quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh nên ưu tiên phát triển hệ thống đường bộ, đường cao tốc; tạo cơ chế hợp tác đa ngành và liên vùng; tổ chức đô thị theo tuyến, cụm; giải quyết hài hòa lợi ích chung và riêng giữa các địa phương.

Dưới góc nhìn cụ thể hơn, tiến sỹ Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình kinh tế Fulbright cho rằng, khi quy hoạch một vùng hay không gian đô thị cần có sự chia sẻ trách nhiệm và nguồn thu giữa các địa phương trong vùng, các địa phương cần ngồi lại đánh giá những gì mình đang có, nhu cầu thực tế để tạo mô hình liên kết đô thị thực chất.

Trần Xuân Tình

Vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Kết luận tại “Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn” tổ chức vào chiều ngày 24/04, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm phải coi...

Đề xuất 'gói' giải pháp gỡ khó cho dự án BOT giao thông triển khai trước khi có Luật PPP

Đây là kiến nghị của một số bộ, ngành tại cuộc làm việc về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ...

Đối tượng nào được tham gia trao đổi trên thị trường carbon?

Ở Việt Nam, thị trường trao đổi tín chỉ carbon đã có nhiều hoạt động giao dịch dưới hình thức thỏa thuận, trong khi thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà...

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: 'Các nhà thầu không lo thiếu tiền'

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cam kết các nhà thầu thi công đến đâu, tiền sẽ thanh toán, giải ngân đủ đến đó, không lo thiếu tiền để thi công “3 ca, 4 kíp”.

Khởi tố và bắt tạm giam Phó Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Nguyễn Văn Khước, Phó chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc, bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ liên quan tập đoàn Phúc Sơn.

Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch cung ứng điện mùa nắng nóng 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô...

NVIDIA tiếp tục sang Việt Nam khảo sát địa điểm đầu tư

NVIDIA, hãng sản xuất chíp trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới, tiếp tục cử đoàn công tác sang Việt Nam khảo sát Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM để bỏ vốn đầu tư.

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98