VKS: Trách nhiệm pháp lý sẽ khác nếu VietinBank biết các “thỏa thuận ngầm”

29/12/2014 15:34
29-12-2014 15:34:08+07:00

VKS: Trách nhiệm pháp lý sẽ khác nếu VietinBank biết các “thỏa thuận ngầm”

Sáng 29-12, phiên phúc thẩm Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm bước vào phần đối đáp giữa công tố và luật sư sau khi hai bên buộc, gỡ tội đã nêu quan điểm.

Đại diện VKS TC tại tòa.

Về các kháng cáo phần hình sự của các bị cáo, VKS giữ nguyên quan điểm đã luận tội trước đó. Tuy nhiên, đối với nhóm 10 cán bộ, nhân viên VietinBank VKS đề nghị HĐXX xem xét thêm nguyên nhân, hoàn cảnh phạm tội, việc họ không tư lợi, mới vào nghề, lệ thuộc.... để chiếu cố hình phạt.
Căng thẳng nhất chính phần kháng cáo của các nguyên đơn dân sự. VKS vẫn xác định chỉ có 5 công ty trong vụ án là thuộc trường hợp Huyền Như có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn tham ô tài sản của VietinBank và ngân hàng này có trách nhiệm bồi thường. Còn hai ngân hàng ACB và NaviBank gửi tiền trái luật và là nạn nhân của việc Như lừa đảo nên không thể "níu áo" VietinBank.

VietinBank làm VKS ngạc nhiên liên tục

Công tố không đồng tình với quan điểm của đại diện cùng 5 luật sư của VietinBank tại phiên toà này về trường hợp 5 công ty SBBS, Phương Đông, Hưng Yên....

Đại diện VKS nhận định, Như đã lợi dụng danh nghĩa VietinBank để huy động vốn và khách gửi tiền vào đó, sau đó Như lấy tiền của khách từ trong túi VietinBank. Các luật sư của VietinBank chỉ viện dẫn nghĩa vụ khách hàng mà thoái thác trách nhiệm của ngân hàng để từ chối bồi thường là không đúng luật định.

Theo VKS, VietinBank chỉ dẫn điều luật trách nhiệm của khách mà quên dẫn điều luật nghĩa vụ của ngân hàng khi khách gửi tiền. VKS "xin thưa luật sư" nói vậy là chỉ "nói ngọn mà không nói gốc, đổ lỗi cho khách làm thủ tục không hợp lệ khi mở tài khoản trong khi các thủ tục do ngân hàng đặt ra". Việc VietinBank để khách bị mất tiền là xảy ra ngay tại phòng giao dịch mà Như làm quyền trưởng phòng. Rủi ro này VietinBank phải gánh chịu. Chính VietinBank đã lơi lỏng trong quản lý để Như chiếm đoạt tiền của khách với hàng loạt giao dịch bất thuờng trong thời gian dài. Vì vậy không thể nói hàng triệu triệu khách không mất tiền sao khách của Huyền Như mất tiền mà chối bỏ trách nhiệm. Bởi nếu việc mất tiền xảy ra thường xuyên thì VietinBank làm sao có chỗ đứng trên thị trường hiện nay. Viện cũng nhấn mạnh "trách nhiệm pháp lý sẽ khác đi rất nhiều nếu VietinBank biết các thoả thuận ngầm".

Đồng thời, Viện cũng ngạc nhiên khi luật sư từ chối công ty Phương Đông là “khách hàng truyền thống” của mình trong khi khái niệm này là Viện mượn lời của VietinBank trong các công văn trình lãnh đạo ký để huy động vốn của đơn vị này.

Các luật sư tại phiên tòa

Điều gây ngạc nhiên tiếp theo- theo đại diện VKS- là việc phía VietinBank luôn cho là phó trưởng phòng giao dịch không phải là người quản lý, không phải là người có chức vụ, có trách nhiệm trong hệ thống mình. Nói như kiểu VietinBank là họ không có chức vụ quyền hạn mà chỉ thao tác nghiệp vụ. Nhưng các thao tác nghiệp vụ này phải gánh với chức danh và tài sản quản lý. Lý luận theo kiểu VietinBank, phòng giao dịch không có ai chịu trách nhiệm, không ai quản lý, đặt chức danh phó trưởng phòng cho có chứ trách nhiệm thì không- đại diện VKS nhấn mạnh.

"Đó chính là lý do chúng ta không gặp nhau"

Tiếp tục phần đối đáp, VKS phân tích: "Viện đánh giá hành vi của Huyền Như xảy ra tại ngân hàng, trong khi đó luật sư VietinBank lại đánh giá hành vi của bị cáo diễn biến ngoài ngân hàng dẫn đến sự khác biệt về quan điểm".

Viện chỉ ra là hành vi của Huyền Như diễn ra trong ngân hàng như làm giả hồ sơ, chữ ký… là nguyên nhân dẫn đến mất tiền. Đây là biểu hiện của tội tham ô tài sản. Trong khi theo luật sư, sai phạm của Huyền Như và các đơn vị gửi tiền là nguyên nhân mất tiền. Hành vi gian dối trước là tiền đề cho hành vi sau chiếm đoạt tài sản. "Đó chính là lý do chúng ta không gặp nhau" công tố nói.

Theo Viện, không thể cắt khúc chứng cứ mà đánh giá dựa trên hành vi cụ thể. Hành vi của bị cáo chiếm đoạt ở đâu thì xem xét ở đó. Hành vi tham ô cũng có hành vi gian dối nhưng không phải là dấu hiệu đặc trưng. Cạnh đó, VietinBank cũng không thể phủ nhận trách nhiệm gửi giữ của ngân hàng trong việc khách mất tiền. Từ đó, Viện cho là VietinBank phải có trách nhiệm trong hành vi Huyền Như chiếm đoạt tài sản của năm đơn vị trên.

ACB, Navibank cố tình làm trái luật

Với quan điểm của luật sư hai ngân hàng ACB và Navibank nêu việc việc gửi tiền của họ không khác 5 công ty trên, công tố viên cho rằng: "Hai trường hợp này là khác nhau về bản chất gửi tiền"

Viện ví von "Giống như hành vi của thành niên và vị thành niên. Hành vi ở đây là biết luật mà vẫn cố tình phạm luật”.

Theo công tố, hai đơn vị này đã làm trái luật. Tài khoản tiền gửi của nhân viên ACB và Navibank mở ra được sử dụng vào mục đích bất hợp pháp. Các nhân viên này mở tài khoản nhưng họ không có nhu cầu. Việc mở tài khoản là để ngân hàng ACB và Navibank chuyển tiền đến.

Hành vi sai phạm của ACB và Navibank diễn ra trong bối cảnh Nhà nước đang siết chặt để quan hệ tiền tệ lành mạnh. Vì lợi nhuận cục bộ mà các ngân hàng này đã vi phạm pháp luật dẫn tới việc Huyền Như chiếm đoạt tiền nên không thể buộc VietinBank có trách nhiệm với họ.

Viện nhấn mạnh "hành vi chiếm đoạt của Huyền Như tại hai ngân hàng này đã thỏa mãn các yếu tố lừa đảo chiếm đoạt. Trong mối quan hệ này, nhân viên ACB, Navbibank là người trực tiếp gửi tiền và đã bị Huyền Như chiếm đoạt. Bản chất đây là tiền của ACB và Navibank"

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục.

Hoàng Yến

pháp luật tphcm







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

LPBank triển khai ngay Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 về việc tăng vốn điều lệ

LPBank vừa thông qua Nghị quyết Hội đồng Quản trị (HĐQT) về việc triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2024.

TPBank đặt kế hoạch lợi nhuận 7,500 tỷ tăng 34% năm 2024, kết quả tích cực ngay từ quý đầu

Sáng 23/4, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - HOSE: TPB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ Đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2024. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023...

Lạm phát và câu chuyện đánh đổi trong điều hành chính sách tiền tệ

Lạm phát và chính sách điều hành lãi suất từ Fed là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia...

Tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do vẫn nóng

Sức nóng của USD trên thị trường quốc tế duy trì ở mức cao khiến tỷ giá USD/VND tại ngân hàng và tự do tiếp tục leo dốc dù Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo sẵn...

Áp lực tỷ giá USD và 'bàn tay' hữu hình

Từ cuối tháng 3-2024 tới nay, đồng đôla Mỹ tiếp tục tăng giá so với nhiều đồng tiền trên thế giới, đã gây áp lực lên chính sách điều hành của nhiều nước, đặc biệt...

TS. Phạm Xuân Hòe: Tiền chạy sang vàng, ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất để thu hút tiền gửi

TS. Phạm Xuân Hòe khẳng định tiền gửi ngân hàng giảm trong quý 1 chính là do dịch chuyển sang vàng khi lợi nhuận từ việc nắm vàng từ đầu năm đã tăng lên rất cao.

Công ty tài chính đua nhau báo lỗ, thị trường tài chính tiêu dùng còn cửa sáng?

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân dự báo, trong năm nay, tình hình thị trường tài chính tiêu dùng khó có thể khởi sắc ngay, cần thêm thời gian để tạo sự đột phá.

VIB: Doanh thu tăng 8%, lợi nhuận quý 1 đạt hơn 2,500 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (HOSE: VIB) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với kết quả tích cực, bảng tổng kết tài sản vững mạnh và hiệu quả hoạt động duy...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98