2015: Kinh tế Việt Nam ổn định, mục tiêu tăng trưởng khả thi

09/01/2015 21:40
09-01-2015 21:40:26+07:00

2015: Kinh tế Việt Nam ổn định, mục tiêu tăng trưởng khả thi

Thị trường chứng khoán và trái phiếu không bị tác động tiêu cực bởi giá USD tăng; niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì ở mức cao; mục tiêu 6-6,2% tăng trưởng GDP năm 2015 của Chính phủ là khả thi- nhận định mới nhất về kinh tế Việt Nam của Quỹ Đầu tư Vina Capital.

 

Đây là những nhận định được các chuyên gia phân tích của Quỹ đầu tư Vina Capital đưa ra trong bản phân tích về biến động kinh tế toàn cầu bao gồm những tác động đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2015.

Rủi ro  thấp

Vina Capital cho rằng tỷ lệ vay vốn bằng đồng USD trong nước vẫn trong sự kiểm soát của Nhà nước và vẫn chưa vượt quá mức độ cho phép trong thương mại, vì vậy Việt Nam không dễ dàng bị gặp rủi ro.

Thị trường chứng khoán và trái phiếu không bị tác động tiêu cực bởi giá USD tăng. Niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn duy trì ở mức cao. Cam kết và giải ngân của vốn đầu tư FDI cũng tương đương so với năm 2014; dòng vốn đầu tư của các quỹ nước ngoài năm 2014 là 250 triệu USD so với mức 300 triệu USD năm 2013.

Về tác động của việc giá USD tăng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã dự đoán được những áp lực của tiền đồng (VND) trong năm 2015 do giá USD tăng nhưng vẫn đặt chỉ tiêu biến động tỷ giá 2% nhờ Việt Nam xuất siêu (thặng dư cán cân thương mại và thanh toán cùng tỷ lệ dự trữ ngoại hối cao kỷ lục).

Khác với những quốc gia châu Á khác (như Indonesia và Ấn Độ thường nhận được những nguồn vốn đầu tư trong ngắn hạn, có thể thoái vốn nhanh chóng và tạo sức ép lên cán cân thanh toán), VND thường chịu tác động bởi các nhân tố trong nước như lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, nhờ đó trợ giúp sự ổn định của đồng nội tệ. Vì vậy, Việt Nam không cần thiết phải nâng lãi suất để bảo vệ VND do không có nhiều những nguồn vốn đầu tư như vậy.

Dự trữ ngoại hối vẫn tăng

Theo Vina Capital, giá dầu giảm ảnh hưởng chủ yếu đến nguồn thu ngân sách của Việt Nam. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong nguồn thu ngân sách sẽ được bù lại bằng doanh thu từ các ngành kinh tế ngoài dầu, vốn đang kinh doanh tốt nhờ giảm chi phí sản xuất.

Chính phủ Việt Nam gần đây đã nâng thuế nhập khẩu xăng nhằm cân bằng ngân sách. Một điểm cần lưu ý là xuất khẩu dầu thô đóng góp cho ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 10% trong năm nay so với hơn 25% trong năm 2014. Mặc dù Việt Nam xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các sản phẩm tinh luyện từ dầu nhưng giá trị của 2 lĩnh vực này khá cân bằng. Vì vậy, những ảnh hưởng từ giá dầu đến thị trường Việt Nam là không nhiều và sẽ không suy giảm dự trữ ngoại hối, hiện khoảng 38 tỷ USD, một mức tăng so với 35 tỷ USD từ giữa năm 2014.

Lạm phát sẽ giảm nhờ giá dầu giảm. Giá dầu và khí đốt có thể ảnh hưởng đến các ngành kinh tế chính như giao thông vận tải, sản xuất, công nghiệp, điện năng và giá cả những mặt hàng tiêu thụ. Tình hình lạm phát thấp trong năm 2014 được dự kiến sẽ kéo dài sang năm 2015 do giá năng lượng thấp.

Với chỉ số lạm phát ở mức trung bình thấp, NHNN có thể tiếp tục duy trì chính sách kích thích tiền tệ và cắt giảm thêm lãi suất, qua đó thúc đẩy đầu tư vào thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán nhằm tìm kiếm tăng trưởng lợi nhuận. Trong tình hình hiện nay, NHNN có thể dễ dàng theo đuổi chính sách tiền tệ có lợi cho cả thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Dự báo trong năm 2015 nếu giá xăng giảm 10% sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm 0,55%, còn GDP tăng 0,51%.

Về doanh thu bán lẻ, một chỉ số phản ánh nhu cầu tiêu thụ, sẽ được thúc đẩy do giá xăng giảm sẽ tương đương với việc giảm thuế, qua đó gia tăng lượng tài chính khả dụng của người tiêu dùng trong việc chi tiêu hàng hóa và dịch vụ.

VinaCapital cho rằng mục tiêu 6-6,2% tăng trưởng GDP năm 2015 của Chính phủ là khả thi. Bên cạnh đó, với giá cả đầu vào giảm và nhu cầu tiêu thụ tăng, các doanh nghiệp sẽ có thu nhập khả quan hơn, qua đó nâng giá cổ phiếu của các công ty trên thị trường chứng khoán.

Anh Minh

Chính phủ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam có lợi gì nếu được Mỹ công nhận là “nền kinh tế thị trường”?

Mới đây, giới đầu tư hồ hởi trước thông tin Mỹ cân nhắc nâng Việt Nam lên “nền kinh tế thị trường”. Nếu được công nhận, đây sẽ là bằng chứng cho sự cải thiện trong...

Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

Mới đây, trang Reuters đưa tin Mỹ đang xem xét việc nâng cấp Việt Nam lên quy chế “nền kinh tế thị trường” trong một nỗ lực củng cố mối quan hệ bền chặt giữa đôi...

Áp lực lạm phát lên chính sách chưa cao và sẽ giảm dần

Mức tăng CPI tuy gần chạm mốc 4,5% mục tiêu, nhưng không quá tiêu cực và áp lực đối với chính sách, bao gồm chính sách tiền tệ, sẽ giảm dần từ quý III/2024.

"Nhiệm vụ của vùng Đông Nam Bộ cao hơn nhiệm vụ của 5 vùng khác của cả nước"

Thủ tướng chỉ đạo, Hội nghị tập trung rà soát các công việc, nhiệm vụ ưu tiên triển khai thực hiện quy hoạch, để triển khai hiệu quả Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ.

Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai là hết sức quan trọng

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, các bộ, ngành có liên quan đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất để Luật Đất đai...

Họp báo Chính phủ: Kết quả 4 tháng đầu năm tốt hơn cùng kỳ

Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận định tình hình KTXH tháng 4 tiếp tục tiếp tục chuyển biến tích cực. Nhìn chung 4 tháng đầu năm 2024...

Thủ tướng yêu cầu không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1-7-2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng tích cực

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế...

Chính phủ yêu cầu đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong mọi tình huống

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước, chủ động thực hiện theo...

Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động

Sau khi miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ, Quốc hội phân công Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98