Giá xăng giảm: Doanh nghiệp cần sòng phẳng với người tiêu dùng

23/01/2015 16:19
23-01-2015 16:19:47+07:00

Giá xăng giảm: Doanh nghiệp cần sòng phẳng với người tiêu dùng

Thời gian qua, giá xăng dầu giảm mức kỷ lục khoảng 35%, đây là tin vui đối với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam. Niềm vui sẽ được nhân lên nếu các mặt hàng tiêu dùng theo đó cũng giảm giá.

 

Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị Coop mart Phú Thọ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)

Tuy nhiên, trên thực tế, biên độ giá cả không thay đổi theo hướng có lợi cho người tiêu dùng khi nhiều mặt hàng vẫn “găm” giá, nhiều đơn vị vận tải cố tình im hơi lặng tiếng.

Dân mòn mỏi chờ

Theo ghi nhận thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân, đặc biệt những người có thu nhập thấp đều vui mừng trước việc giá xăng giảm. Tuy nhiên, việc xăng dầu "đơn độc" giảm giá còn những dịch vụ, mặt hàng khác "ăn theo" giá xăng vẫn giữ nguyên giá, khiến người lao động, thu nhập thấp tỏ ra thất vọng.

Huỳnh Thị Cẩm Nhi, sinh viên trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, thời gian đầu vào thành phố học, gia đình cố gắng gửi mỗi tháng 2 triệu đồng để cô lo chi phí sinh hoạt, học tập. Sau đó, gia đình gửi tiền theo khả năng lo liệu, khoảng từ 1-1,5 triệu đồng/tháng.

Trong số này, Nhi phải chi trả tiền nhà 700.000 đồng/tháng, thêm điện nước và chi phí khác tổng cộng khoảng 800.000 đồng/tháng. Mọi chi phí cho sinh hoạt chỉ gói gọn trong số tiền 700.000 đồng còn lại.

Theo Cẩm Nhi, để tiết kiệm, cô không sử dụng xe máy. Thông tin giá xăng giảm khiến Nhi cũng rất mừng vì nghĩ rằng giá các mặt hàng khác cũng giảm theo. Nhưng thực tế cho thấy, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng vẫn như cũ.

Chị Bùi Thanh Thúy, ngụ tại quận Phú Nhuận chia sẻ, hàng ngày, phải lo bữa ăn cho 6 thành viên trong gia đình nên khi thấy mặt hàng xăng dầu, gas giảm giá liên tục chị kỳ vọng giá các mặt hàng thiết yếu sẽ giảm theo nhưng đến nay vẫn chưa được điều chỉnh.

Chị Thuý than, khi xăng dầu lên giá, các đơn vị sản xuất, kinh doanh tăng giá sản phẩm nhưng khi mặt hàng này giảm giá lại không thấy động thái gì, như vậy không tuân theo quy luật giá cả thị trường, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng chưa được đảm bảo.

Tương tự, chị Kim Dung, Quận 9, thường xuyên đi chợ cho biết, một số mặt hàng rau củ có giảm giá (như cà chua, súplơ…) nhưng đây là giảm theo mùa giống như mọi năm. Nhiều loại rau khác và mặt hàng tươi sống, hàng tiêu dùng vẫn giữ nguyên giá.

Theo những người bán lẻ, do giá lấy hàng ở chợ đầu mối vẫn như trước đây nên không giảm được giá.

Theo phản ánh của nhiều công nhân làm ở các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, qua thực tế đi chợ hàng ngày, giá các mặt hàng hầu như không giảm.

Trước đây, mỗi lần xăng tăng giá, hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng theo điều này tác động lớn đời sống người dân, nhưng lần này giá xăng giảm mà giá các mặt hàng khác không giảm trong khi, chi phí cuộc sống công nhân vẫn còn chật vật, khó khăn.

Hàng hóa, dịch vụ "neo giá"

Mặc dù giá xăng dầu liên tục giảm trong thời gian qua, nhưng khảo sát thực tế diễn biến thị trường cho thấy, không chỉ các cửa hàng ăn uống, dịch vụ, thực phẩm… "neo giá" mà các đơn vị sản xuất, kinh doanh cũng không giảm giá thành sản phẩm.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài các sản phẩm nằm trong những chương trình khuyến mãi, giảm giá nhẹ nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, nhìn chung giá cả các mặt hàng đang "neo" ở mức cũ.

Tại các chợ bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như Bến Thành, Bà Chiểu, Quách Thị Trang, Hòa Hưng…, giá các mặt hàng thiết yếu như thủy hải sản, rau củ, quả, đồ khô… vẫn duy trì mức giá trong nhiều tháng nay.

Ông Thanh Tùng, tiểu thương kinh doanh ngành hàng thủy hải sản tại chợ Nguyễn Văn Trỗi, quận 3, cho biết hiện nay, giá thủy hải sản không biến động nhiều, mức tăng-giảm dao động trong biên độ từ 2.000-5.000 đồng, tùy theo loại. Mặt khác, giá hàng hóa lấy sỉ không được giảm nên tiểu thương không thể giảm giá bán lẻ cho người tiêu dùng.

Không chỉ các mặt hàng thiết yếu mà những điểm kinh doanh, dịch vụ ăn uống, càphê – nước giải khát, cơm trưa… cũng vẫn duy trì mức giá cũ và ở mức cao. Cụ thể, giá điểm tâm sáng đang được niêm yết phổ biến từ 25.000-40.000 đồng/phần, cơm trưa văn phòng 27.000-50.000 đồng/phần.

Chủ quán Ánh Việt, kinh doanh Bún chả Hà Nội cho biết, các nguyên liệu đầu vào vẫn ở mức giá như trước, điển hình thịt lợn giá 120.000 đồng/kg, xà lách 25.000-40.000 đồng/kg, rau thơm các loại 35.000 đồng/kg… nên không thể giảm giá bán được.

Bên cạnh đó, nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống cho rằng, giá xăng dầu không tác động nhiều đến mức có thể điều chỉnh giá các mặt hàng, do đó dịch vụ ăn uống vẫn duy trì mức giá hiện tại và tăng các dịch vụ hậu mãi như miễn phí nước uống, khăn lạnh để giữ khách.

Dưới góc độ nhà nghiên cứu, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Vũ Nam, Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế-Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), cho rằng hiện, giá xăng giảm khá sâu nhưng giá cước phí vận chuyển trên thực tế chưa giảm hoặc có giảm không đáng kể. Mặt khác, giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn giữ nguyên, gây bức xúc cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần phải sòng phẳng và chia sẻ với người tiêu dùng.

Khi giá xăng tăng thì cước phí vận chuyển và giá cả hàng hóa, dịch vụ lập tức tăng theo, thậm chí cao hơn nhiều so với mức tăng giá của xăng. Và khi ấy, người tiêu dùng cũng đã chấp nhận, chia sẻ. Đây là thời điểm các doanh nghiệp nên chia sẻ với người tiêu dùng trên tinh thần “có đi, có lại”./.

vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung

Giá điện 2 thành phần: Tạo sự minh bạch, công bằng

Ngoài việc tạo sự minh bạch, công bằng trong mua - bán điện, khi áp dụng giá điện 2 thành phần, tức theo công suất và điện năng tiêu thụ, còn giúp tiết kiệm điện...

Tập đoàn Nhật Bản khởi công dự án nửa tỷ USD

Chiều 13/04, trong chương trình công tác tại Hòa Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dự lễ khởi công dự án Nhà máy sản xuất, chế tạo các loại bảng mạch...

Sớm có lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu, dịch vụ y tế

Tổng cục Thống kê cho rằng các bộ, ban, ngành xây dựng và báo cáo các phương án tăng giá các mặt hàng thiết yếu.

Shopee, TikTok Shop chiếm gần hết “miếng bánh” thương mại điện tử

Theo báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử quý I/2024 do YouNet ECI thực hiện thì Shopee, TikTok Shop chiếm hơn 91% thị phần.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98