Ngành điều hướng tới Trung Đông

26/01/2015 11:07
26-01-2015 11:07:48+07:00

Ngành điều hướng tới Trung Đông

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương), năm nay, ngoài các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc…, ngành điều cần quan tâm, đẩy mạnh việc thâm nhập vào các thị trường nhiều tiềm năng khác, nhất là Trung Đông.

Sơ chế nhân điều xuất khẩu

Điều là một trong những ngành hàng tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng về kim ngạch XK, khi lần đầu tiên vượt mốc 2 tỷ USD. Qua đó, ngành điều Việt Nam không chỉ tiếp tục củng cố vững chắc vị thế nước XK điều lớn nhất thế giới mà còn bỏ xa nước đứng sau là Ấn Độ...

Nếu như trong nhiều ngành hàng nông sản chủ lực khác, công nghiệp chế biến của Việt Nam hãy còn thua kém so với nhiều nước XK lớn, thì trong ngành điều, đây lại là thế mạnh của các DN nước ta.

Khởi đầu vào năm 1988 với 3 cơ sở, công suất nhỏ, đến năm 2012, cả nước đã có 465 nhà máy chế biến (không tính các cơ sở chế biến nhỏ ở quy mô hộ gia đình), trong đó có 46 nhà máy quy mô lớn. Tổng công suất chế biến của cả ngành điều hiện đã đạt trên 1 triệu tấn hạt/năm.

Có thể khẳng định trong ngành nông nghiệp nước ta, điều là một trong những ngành hàng đi đầu trong việc chuyển từ nước sản xuất nguyên liệu sang nước chế biến điều của thế giới. Điều đáng nói là công nghệ, dây chuyền chế biến điều hiện nay đều được nghiên cứu, sản xuất trong nước với chất lượng và hiệu quả cao.

Riêng với 2 khâu cắt tách vỏ cứng hạt điều và bóc vỏ lụa nhân điều, đã được tự động hóa trên 80%.

Với ưu thế về công nghệ và tổng công suất như trên, năm 2014, ngành điều không chỉ tiếp tục đảm bảo chế biến hết toàn bộ sản lượng điều trong nước mà còn NK và chế biến 569 ngàn tấn điều thô. Bên cạnh đó, nhu cầu gia tăng ở các thị trường và giá nhân điều XK tăng cũng góp phần không nhỏ vào thành công về XK của ngành điều Việt Nam.

Không dừng lại ở đó, các DN đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào khâu chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng từ nhân điều. Đến nay, đã có khoảng 20 cơ sở chế biến sâu với các sản phẩm như snack, bánh kẹo điều, bơ điều, bột điều ăn liền, điều rang muối, điều sấy khô, điều tẩm mật ong ...

Israel còn là nước có đội ngũ thương nhân năng động, có cơ sở sản xuất, XNK điều ở nhiều nước Trung Đông, châu Âu, châu Mỹ, do đó họ luôn cần nhân điều với khối lượng lớn. Bởi vậy, các DN Việt Nam cần chú trọng hợp tác với các DN Israel để có thể gia tăng đáng kể việc XK điều vào Trung Đông.

26 cơ sở chế biến dầu vỏ hạt điều với tổng công suất 80 ngàn tấn/năm. Trong đó, có 2 DN đã đầu tư hệ thống tinh luyện Cardanol tại Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Việc XK các sản phẩm giá trị gia tăng đem về cho ngành điều thêm khoảng 200 triệu USD. Qua đó, nâng tổng kim ngạch XK của toàn ngành trong năm 2014 lên mức kỷ lục trên 2,2 tỷ USD.

Sự tăng trưởng mạnh về XK của ngành điều Việt Nam, ít nhiều cũng có sự tác động từ yếu tố khách quan, mà chủ yếu là sự suy yếu của đối thủ lớn nhất là Ấn Độ. Trái ngược với Việt Nam, Ấn Độ (từng nhiều năm là nước XK điều lớn nhất thế giới trước khi bị Việt Nam “soán ngôi”), đang tiếp tục suy giảm về mặt XK.

Dự kiến năm tài khóa 2014-2015 XK điều của nước này sẽ giảm tiếp 10%. Đồng rupee mất giá, chi phí chế biến tăng cao …, khiến cho dù đã có những hỗ trợ từ Chính phủ Ấn Độ cho các DN trong việc NK điều nguyên liệu, XK nhân điều, ngành điều nước này vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn lớn, nhất là trong cuộc cạnh tranh với điều Việt Nam vốn có chi phí chế biến thấp hơn.

Ở điểm này, lại càng cho thấy sự lợi hại của công nghệ chế biến điều Việt Nam đã giúp cho các DN giảm được khá nhiều chi phí chế biến và nhân công lao động, qua đó tăng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, nhất là với ngành điều Ấn Độ.

Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công thương), năm nay, ngoài các thị trường Mỹ, EU, Trung Quốc…, ngành điều cần quan tâm, đẩy mạnh việc thâm nhập vào các thị trường nhiều tiềm năng khác, nhất là thị trường Trung Đông.

Với sự phong phú, đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng, người tiêu dùng ở Trung Đông thường ưa chuộng sử dụng các loại hạt, trong đó có hạt điều. Những nước NK nhân điều lớn nhất ở Trung Đông là UAE, Ảrập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Ai Cập …

Trong đó, UAE là cửa ngõ để XK đối với thương mại nhân điều vì một lượng lớn nhân điều NK vào nước này sẽ được XK sang các nước Trung Đông khác. Ảrập Saudi và Israel là 2 nước tiêu thụ nhân điều lớn nhất ở Trung Đông. Mà Israel lại đang là thị trường quan trọng nhất của nhân điều Việt Nam tại khu vực này (chiếm 30% lượng nhân điều Việt Nam XK sang Trung Đông).

Thanh Sơn

nông nghiệp





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Lý do sầu riêng Việt lên ngôi số 1 tại Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm

Riêng trái sầu riêng tươi, hai tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu đạt 172,227 triệu USD; tăng 198,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98