“Săn” cổ phiếu chuyển mình từ nội lực

26/01/2015 13:11
26-01-2015 13:11:14+07:00

“Săn” cổ phiếu chuyển mình từ nội lực

Càng bước vào chu kỳ kinh doanh của năm mới, nhiều cổ phiếu tiềm năng từ chính nội lực và đang trong đà phát triển cũng như “hàng mới” trên thị trường được các công ty chứng khoán khuyến nghị sẽ là cơ hội cho chiến lược đầu tư trung và dài hạn.

DLG: Sự chuyển mình tự nội lực

CTCP Tập đoàn Đức Long (DLG) đang có những bước chuyển mình sau khi tái cơ cấu sản xuất kinh doanh theo hướng tập trung vào các dự án sinh lời ngắn hạn. CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS) khuyến nghị mua trung và dài hạn đối với cổ phiếu này với giá mục tiêu 1 năm là 16,570 đồng/cp, tăng 43% so với giá ngày 16/01.

EPS 2015 được SHS dự báo ở mức 1,084 đồng. DLG đang trong sự chuyển dịch kinh doanh, điều này được dự báo sẽ giúp Công ty có những bước tiến về doanh thu, lợi nhuận trong năm 2015 lần lượt là 2,000 và 200 tỷ đồng.

Các dự án hạ tầng BOT đang vào quá trình triển khai dự kiến thông tuyến vào quý 2/2015 để đưa khai thác hoàn vốn. Hoạt động trồng trọt cây nông nghiệp ngắn hạn tận dụng được lợi thế khí hậu, thời gian quay vòng vốn nhanh sẽ mang lại lợi nhuận đột biến trong năm 2015.

Ngoài ra tình hình tài chính lành mạnh hơn khi năm 2015 dự kiến sẽ trả hết các khoản nợ ngắn hạn. Quỹ đầu tư GEM sẽ sớm tham gia vào HĐQT trong quý 1 sau khi nâng sở hữu lên 20%.

>>> Xem báo cáo chi tiết

SAM: Đang trong nhịp tăng trưởng tốt

Dù có một năm kinh doanh khó khăn nhưng CTCP Đầu tư và Phát triển Sacom (SAM) lại tăng trưởng tốt trong năm 2014 với mức tăng trưởng hiện tại trên 80% so với đầu năm. Công ty đang trong quá trình chuẩn bị tái cơ cấu, lĩnh vực bất động sản được CTCK Ngân hàng Sài Gòn – Thương Tín (SBS) đánh giá khá nhiều tiềm năng và khuyến nghị tiếp tục theo dõi.

SAM đang giao dịch ở mức 13,400 đồng/cp, EPS 2014 và 2015 lần lượt là 330 và 320 đồng/cp. Theo đó PE hai năm dự phóng lần lượt là 40.9 và 42 lần khá cao. Tuy nhiên P/Bv chỉ ở mức 0.74.

Với sản phẩm chủ lực cáp quang và cáp đồng và vị thế nhà sản xuất đứng đầu vả nước nhưng Công ty đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm rẻ hơn của Trung Quốc khiến SAM phải hạ giá bán để duy trì thị phần dẫn đến lợi nhuận gộp sụt giảm trong mảng dây cáp.

Về bất động sản, do việc trì hoàn dự án sân golf và biệt thự hồ Tuyền Lâm nên hơn 200 căn hộ Giai Việt sẽ mang lại doanh thu chính với giá bán trung bình 1.5 tỷ đồng/căn 78 m2. Doanh thu và lợi nhuận của các dự án chỉ ghi nhận đáng kể từ năm 2016 trở đi.

Cơ cấu cổ đông của SAM có nhiều biến động lớn vào cuối năm 2014 và Công ty đang chuẩn bị họp ĐHCĐ bất thường về việc tái cấu trúc và SBS dự đoán nhiều khả năng chiến lược sắp tới của SAM sẽ tập trung nhiều hơn vào bất động sản và bầu bổ sung HĐQT.

>>> Xem báo cáo chi tiết

NT2: Tiềm năng giá cổ phiếu tăng 36%

Trên cơ sở thận trọng, Công ty Chứng khoán MB (MBS) định giá cổ phiếu CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch (NT2) ở mức 31,000 đồng/cp với tiềm năng tăng giá 36% so với mức 23,100 đồng/cp (ngày 19/01) và khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

MBS căn cứ trên hai yếu tố. Thứ nhất, giai đoạn mùa khô các nhà máy thủy điện sẽ yếu thế, do đó các công ty nhiệt điện sẽ có kết quả kinh doanh tốt nhất trong năm. Thứ hai, giá bán điện chính thức đã được ký kết với EVN, NT2 có khả năng thu về khoản lợi nhuận đột biến 587 tỷ đồng từ những hồi tố các năm trước.

NT2 đang sở hữu nhà máy nhiệt điện khí lớn nhất của ngành Dầu khí, sản lượng điện thương mại đạt 15.7 tỷ kWh tính đến 19/12/2014. Nhà máy Nhơn Trạch 2 của Công ty nằm gần vùng trung tâm phụ tải miền Nam, tam giác kinh tế trọng điểm phía nam.

Các yếu tố ảnh hưởng kết quả kinh doanh của NT2 đang được giảm dần như áp lực lãi vay giảm dần trên dư nợ, rủi ro tỷ giá được giảm thiểu, phân bố chênh lệch tỷ giá từ khi đầu tư nhà máy được kết thúc từ năm 2014.

>>> Xem báo cáo chi tiết

PBP: “Hàng mới” và cơ hội đầu tư mới

Mới ra đời và hoạt động chưa lâu nhưng CTCP Bao bì Dầu khí Việt Nam (PBP) đạt được kết quả tăng trưởng đáng kể về doanh thu và lợi nhuận. Với mức giá niêm yết 16,500 đồng/cp và EPS 2015 được MBKE dự phóng đạt 4,597 đồng/cp.

PBP thành lập năm 2010, năm 2012 nhà máy đi vào hoạt động và trở thành công ty con của DCM (Đạm Cà Mau) và cung cấp 95% sản lượng cho DCM, điều này đảm bảo doanh thu của Công ty được ổn định. Dự kiến PBP sẽ niêm yết trên HNX vào quý 1/2015 với giá tham chiếu là 16,500 đồng/cp.

Hiện nhu cầu bao bì cho thị trường phân bón cao và đa phần là cung nội bộ, nhu cầu bên ngoài chỉ chiếm khoảng 10 – 20%. Do đó khả năng mở rộng phát triển thị trường này tương lại được MBKE đánh giá tương đối cạnh tranh và áp lực nhiều hơn. Tuy nhiên đến 2017, ngành phân bón kỳ vọng thoát khỏi tình trạng bất cân đối cung cầu như hiện nay sẽ là thời điểm để PBP đầu tư thêm công suất đón đầu sự phục hồi của thị trường.

Sản lượng đầu ra của PBP được bao tiêu bởi công ty mẹ DCM nên doanh thu hằng năm sẽ ổn định và tiếp tục nhận ưu đãi thuế 10% từ 2014 – 2017 và 20% từ 2018 – 2021. Bên cạnh đó PCP có được lợi thuế nguồn nguyên liệu PP ổn định khi được cung cấp từ nhà máy lọc dầu Dung Quất, giúp giảm đáng kể chi phí nhập khẩu và biến động tỷ giá.

Năm 2015, PBP sẽ đầu tư nhà máy sản xuất túi PE thủy sản, nếu thành công Công ty sẽ tiếp tục đầu tư mạnh trong năm 2016 và 2017 cho mảng này nhằm đa dạng hóa cơ cấu sản phẩm, tăng doanh thu.

>>> Xem báo cáo chi tiết

Trần Hạnh tổng hợp

-----------------------------------------

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 24/04: Duy trì ngưỡng 1,150-1,180?

TPS nhận định phiên giảm điểm ngày 23/04 không ảnh hưởng nhiều đến xu thế của VN-Index trong ngắn hạn. Thị trường được kỳ vọng có thể tạo vùng nền tích lũy quanh...

Góc nhìn 23/04: VN-Index có nhiều khả năng điều chỉnh ngắn hạn

Một số công ty chứng khoán (CTCK) đánh giá xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index theo chiều hướng tiêu cực, các nhà đầu tư nên cẩn trọng, chốt lời hoặc cơ cấu danh...

Có nên đầu tư PNJ, BWE và IDI?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan PNJ trên cơ sở chiếm lĩnh thị phần, cải thiện biên lợi nhuận gộp; tăng tỷ trọng BWE nhờ thúc đẩy tăng trưởng...

Góc nhìn tuần 22 - 26/04: Giằng co quanh 1,175

Các công ty chứng khoán dư báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co quanh ngưỡng 1,175. Trong trường hợp thủng ngưỡng này, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1,150.

VN-Index chưa có dấu hiệu ngừng giảm?

Thị trường chứng khoán giảm điểm do phản ứng trước nhiều thông tin không mấy tích cực. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng những nhịp hồi để hạ tỷ...

Góc nhìn 19/04: Phụ thuộc vào lực bắt đáy tại ngưỡng 1,190

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh trong ngắn hạn trong bối cảnh tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át. Diễn biến của thị trường sẽ...

Chuyên gia Dragon Capital nhận định thị trường khó giảm tới 20%

Ông Lê Anh Tuấn - Giám đốc Khối đầu tư Dragon Capital đưa ra nhận định thị trường khó giảm tới 20% trong sự kiện Investor Day quý 1/2024 do Dragon Capital tổ chức...

Áp dụng IFRS tạo tiền đề để Việt Nam nâng hạng thị trường chứng khoán

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế là một thông lệ tốt trên thế giới, việc áp dụng sẽ giúp Việt Nam cải thiện chất lượng báo cáo tài chính, nâng cao tính minh bạch...

Góc nhìn 16/04: Kỳ vọng vào nhịp hồi kỹ thuật?

Theo SSV, VN-Index đánh mất ngưỡng hỗ trợ MA50 và phát đi tín hiệu điều chỉnh trong trung hạn. Tuy nhiên với việc giảm sốc như phiên 15/04, VN-Index được kỳ vọng sẽ...

Tín hiệu nào dành cho SCS, BSR và QTP?

Công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan SCS với kỳ vọng sản lượng hàng hóa quốc tế thúc đẩy tăng trưởng; mua BSR do hưởng lợi ngắn và trung hạn từ cấu trúc...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98