Thủ tướng chủ trì họp điều hành kinh tế vĩ mô

23/01/2015 09:08
23-01-2015 09:08:08+07:00

Thủ tướng chủ trì họp điều hành kinh tế vĩ mô

Chiều tối 22/1, tại Trụ sở Bộ Công Thương, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tổ công tác liên bộ về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô đã họp để thảo luận về những tác động của giá dầu thế giới giảm đối với kinh tế Việt Nam trong năm 2015 và đưa ra các kiến nghị, giải pháp với Chính phủ về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian tới.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Công Thương và Lãnh đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo các Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam đã thảo luận các kịch bản về việc giá dầu thế giới giảm tác động đến thu ngân sách Nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam.

Tại phiên họp, các thành viên của Tổ công tác liên bộ về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô đã đưa ra các kịch bản về giá dầu và tác động của việc giảm giá dầu thô đối với nền kinh tế. Các giải pháp đưa ra sẽ được Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ vào cuối tháng này.

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tình hình kinh tế-xã hội nói chung và kinh tế vĩ mô trong tháng 1 năm 2015 tiếp tục tiến triển khả quan, tích cực. Tuy nhiên, nổi lên vấn đề là tình hình giá dầu thế giới giảm và diễn biến khó lường tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Tình hình này, đặt ra yêu cầu đối với công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô là phải bám sát tình hình, dự báo các kịch bản và giải pháp tổng thể, đảm bảo diễn biến và việc giá dầu thô giảm thấp không tác động đến các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đặt ra cho năm 2015.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần tiếp tục kiên định các mục tiêu đã đề ra cho năm 2015, trong đó phấn đấu tăng trưởng GDP là 6,2%. Điều hành lạm phát khoảng 5% như chỉ tiêu đã đề ra; đồng thời yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến của lạm phát, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước và không điều chỉnh tổng thu, tổng chi ngân sách Nhà nước của năm 2015. Thủ tướng cho biết theo các phương án và tính toán mà Tổ công tác liên bộ về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô đưa ra thì mức hụt thu ngân sách không đáng lo ngại như dự báo trước đây, kể cả kịch bản giá dầu thế giới xuống mức 40 USD/1 thùng.

Về định hướng điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu điều hành hợp lý giá xăng dầu bán lẻ trong nước trên tinh thần so sánh với mặt bằng giá bán lẻ các nước trong khu vực nhằm chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới; đảm bảo lợi ích của đất nước, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Về vấn đề giá cước vận tải, Thủ tướng yêu cầu ngay trong tuần này, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ liên quan họp bàn và đưa ra giải pháp và chỉ đạo giảm giá cước vận tải. Thủ tướng yêu cầu phải giảm giá cước dịch vụ vận tải trước Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015.

Về khai thác dầu thô, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) phấn đấu đạt cao nhất kế hoạch được giao. Tuy nhiên, PVN cần bám sát tình hình giá dầu thô trên thị trường thế giới để điều hành việc khai thác dầu thô trên nguyên tắc không để lỗ và hạch toán cụ thể đến từng mỏ.

Về giá điện, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về nguyên tắc chủ trương điều chỉnh giá điện theo thị trường. Tuy nhiên, các bộ liên quan cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vào sau Tết Nguyên đán Ất Mùi. Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chỉ đạo ngay việc rà soát để giảm mạnh chi phí giá điện nhằm giảm giá thành, nhất là vấn đề giảm hao hụt điện năng và tăng năng suất lao động. Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm 2015 EVN phải tạo ra được chuyển biến và có con số cụ thể và công bố công khai việc giảm chi phí giá thành sản xuất điện.

Cuối cùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Tổ công tác liên bộ về quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quan tâm tới một số vấn đề cần có nghiên cứu, đánh giá và đưa ra giải pháp để Chính phủ xem xét trong chỉ đạo, điều hành. Cụ thể là vấn đề tác động đối với kinh tế Việt Nam khi Việt Nam tham gia đầy đủ các Hiệp định Thương mại Tự do và hội nhập hoàn toàn vào Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015; đánh giá những tác động đối với thị trường phân phối, bán lẻ khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu; vấn đề nợ công và việc thực hiện điều chỉnh giá một số dịch vụ công.

Nguyễn Hoàng – Nhật Bắc

Chính phủ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98