Bộ Công thương: Cổ phần hóa chậm do người đứng đầu doanh nghiệp

24/02/2015 13:23
24-02-2015 13:23:10+07:00

Bộ Công thương: Cổ phần hóa chậm do người đứng đầu doanh nghiệp

Cả năm 2014 Bộ Công thương chỉ thực hiện được 48% kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc bộ đã đề ra hồi đầu năm. Bộ này cho rằng, nguyên nhân chủ quan là do thiếu tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp đã ảnh hưởng đến tiến trình.

* Cổ phần hóa: 2015, đảm bảo IPO là thật chứ không phải bong bóng!

 

Khách hàng mua sắm tại Vinatex mart, công ty con của Vinatex.  Ảnh: TL

Bộ Công thương hiện là cơ quan đại diện vốn nhà nước tại 5 tập đoàn, 5 tổng công ty và 4 công ty TNHH một thành viên, chưa kể đại diện phần vốn nhà nước tại nhiều công ty cổ phần rất lớn khác.

Tuy số lượng doanh nghiệp mà bộ này đại diện vốn không nhiều nhưng quy mô và tính chất quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty này trong nền kinh tế rất lớn; ví dụ như Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn công nghiệp Than-khoáng sản (TKV)… Mỗi tập đoàn lại có hàng chục tổng công ty, công ty con với quy mô cũng rất lớn.

Theo kế hoạch đề ra, hết năm 2015 các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tập đoàn, tổng công ty trong danh sách phải cổ phần hóa sẽ phải hoàn tất mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, hết năm 2014, Bộ Công thương chỉ mới cổ phần hóa xong Tập đoàn Dệt may (Vinatex) và Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật (Vocarimex). Các tập đoàn, tổng công ty thuộc bộ mới chỉ cổ phần hóa được 13 doanh nghiệp thành viên.

Vấn đề đặt ra là không phải thị trường vốn, thị trường chứng khoán sa sút ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương, bởi các doanh nghiệp này đều là những tên tuổi “hút hàng”.

Thực tế là khi Vinatex phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), họ đã bán hết 24% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược và  22,11% đấu giá ra ngoài công chúng, thu về 2.500 tỉ đồng. Hiện nhà nước chỉ còn giữ 53,49% vốn điều lệ tại đây. Hoặc ở Vocarimex, tổng công ty (TCT) đã bán hết 63,7% vốn nhà nước, thu về 956 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền thu về qua hai đợt bán cổ phần nói trên là rất lớn: 3400 tỉ đồng.

Nếu bộ làm quyết liệt hơn, chắc chắn kết quả thoái vốn nhà nước sẽ có nhiều thay đổi, ảnh hưởng tốt hơn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc bộ.

Nhưng thực tế mục tiêu chỉ đi được 48% chặng đường, một kết quả thấp so với Bộ GTVT, nơi đạt 158% kế hoạch đề ra và có danh sách các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ khó cổ phần hóa hơn Bộ Công thương rất nhiều.

Lý giải về kết quả yếu kém, trong báo cáo về công tác cổ phần hóa 2014, Bộ Công thương thừa nhận là do tinh thần, trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp phải cổ phần hóa thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cổ phần hóa. Mặt  khác, sự chỉ đạo của bộ chưa quyết liệt cũng là nguyên nhân  ảnh hưởng không tốt.

Nhiệm vụ của bộ này trong năm 2015 là phải cổ phần hóa 3 tổng công ty: TCT máy thực vật và nông nghiệp, TCT máy & thiết bị công nghiệp và IPO TCT giấy Việt Nam. Ngoài ra, bộ phải phê duyệt phương án cổ phần hóa của 27 doanh nghiệp khác thuộc các tập đoàn, TCT.

Nếu vẫn giữ tốc độ như trên thì kế hoạch cổ phần hóa năm 2015 của bộ chắc chắn không hoàn thành theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng.

Chỉ đạo của Thủ tướng về đối mới, sắp xếp DNNN từ 2012-2015 đã yêu cầu cách chức những người đứng đầu các doanh nghiệp chậm trễ cổ phần hóa. Tuy nhiên, đến nay, chưa có lãnh đạo doanh nghiệp nào thuộc Bộ Công thương không hoàn thành nhiệm vụ trên mà bị cách chức.

Lan Nhi

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thoái vốn tại VIMC, MobiFone, VRG: Có thể thu về 50.000 tỷ đồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại 3 doanh nghiệp thuộc Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

Sau IPO, Chứng khoán DNSE hướng tới mục tiêu vốn hóa 3 tỷ USD

Chiều ngày 18/01/2024, CTCP Chứng khoán DNSE đã tổ chức buổi Hội thảo (Roadshow) cơ hội đầu tư vào DNSE, nhằm cung cấp thông tin cho nhà đầu tư về đợt IPO chào bán...

Thấy gì từ sự kiện IPO của công ty chứng khoán công nghệ đầu tiên?

Với những nền tảng được xây dựng vững chắc và độc đáo, DNSE một khi niêm yết thành công hứa hẹn sẽ là “tay chơi” có dư địa phát triển khổng lồ trên thị trường chứng...

Chứng khoán DNSE sẽ làm gì sau khi IPO?

IPO thành công sẽ góp phần gia tăng nhận diện thương hiệu, nâng cao giá trị công ty, đảm bảo lợi ích cho cổ đông, đồng thời mở ra cánh cửa huy động thêm những nguồn...

Chứng khoán DNSE khép lại 5 năm vắng bóng các công ty chứng khoán IPO

Chứng khoán DNSE vừa thông báo sẽ tiến hành chào bán 30 triệu cổ phiếu lần đầu ra công chúng nhằm huy động 900 tỷ đồng, trở thành công ty chứng khoán công nghệ đầu...

­Sáng nay, cổ phiếu BCR của BCG Land chính thức lên sàn UPCoM

Sáng ngày 8/12, tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu tiên của cổ phiếu Công ty Cổ phần BCG Land trên...

Cổ phiếu BCR của BCG Land sẽ giao dịch ngày đầu tiên trên UPCoM vào 8/12

Ngày 1/12, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo 460 triệu cổ phiếu mã BCR của Công ty Cổ phần BCG Land sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM vào ngày...

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Giậm chân tại chỗ vì nhà đầu tư sợ rủi ro

Dù cơ quan chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhưng tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày càng chậm. Thực trạng này xuất phát từ tâm lý sợ sai của...

Đề xuất bảo vệ nhà đầu tư mua vốn cổ phần hóa

Một số nhà đầu tư phản ánh rất ngần ngại khi mua phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá do rủi ro pháp lý quá lớn. Vì vậy, VCCI đề nghị nghiên cứu bổ...

'Nhà đầu tư ngại mua doanh nghiệp cổ phần hóa vì rủi ro pháp lý lớn'

Một số nhà đầu tư mua phần vốn cổ phần hóa qua đấu giá nhưng khi có sai sót nội bộ từ bên bán lại phải hủy giao dịch, trả lại tài sản, theo VCCI.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98