Thích ứng với hội nhập: Tự cường thay vì than khó

26/02/2015 11:33
26-02-2015 11:33:09+07:00

Thích ứng với hội nhập: Tự cường thay vì than khó

DN trong nước hiện không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chủ động sống chung với lộ trình giảm thuế như một tất yếu. Để thích ứng, mỗi DN đã và đang có những chính sách, kế hoạch riêng...

Chú trọng đầu tư vào sản xuất giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh.

Tư duy bảo hộ không còn "đất" sống

Theo đánh giá của ông Nguyễn Phú Hòa – Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc các dòng thuế nhập khẩu được giảm về 0% như hiện nay thực tế đã được báo trước nhiều năm, bởi hầu hết các hiệp định thương mại tự do ký kết giữa các nước ASEAN với quốc gia trên thế giới đã được phổ biến đến cộng đồng DN trong hơn 10 năm trở lại đây. Vì vậy, DN sản xuất kinh doanh trong nước không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chủ động sống chung với lộ trình giảm thuế như một tất yếu.

Điều này cho thấy quan điểm duy trì tư duy bảo hộ hiện nay đã không còn "đất" sống. DN trong nước muốn tồn tại được bắt buộc phải tự cường bằng việc đổi mới dây chuyền sản xuất, mẫu mã hàng hóa và tính toán lại giá thành, giá bán sản phẩm.

Trên thực tế, việc gỡ bỏ các rào cản thuế quan luôn kích thích khối DN tư nhân năng động chuyển đổi và “chọc” sâu vào các mảng thị trường có nhiều dư địa. Các DN trong khu vực ASEAN và Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) đã nhìn thấy được và chuẩn bị nhiều năm cho những chiến lược thâm nhập các thị trường nước ngoài (trong đó có Việt Nam) một cách bài bản. Bằng chứng là chỉ trong vòng năm 2014, các DN Thái Lan, Trung Quốc đã liên tiếp đầu tư vào 4 lĩnh vực béo bở tại thị trường Việt Nam là bán lẻ, nông nghiệp, công nghiệp và thực phẩm.

Trong khi đó, hầu hết DN Việt Nam đều khá chậm chạp trong những bước chuẩn bị cho chiến lược quay về thị trường nội. Đơn cử như các ngành hàng nông nghiệp (như thủy sản, đồ gỗ, cà phê, điều) tỷ lệ hàng hóa tiêu thụ nội địa trong suốt 5- 7 năm qua vẫn giậm chân ở mức 5- 10%. Các kế hoạch đầu tư tại “sân nhà” mặc dù trong hội nghị ngành hàng nào cũng được đưa ra. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ nằm trong ý tưởng hoặc được phát biểu như một hình thức than thở trong bối cảnh thị trường xuất khẩu bị co hẹp.

DN phải biết tận dụng cơ hội

Ông Lê Phước Vũ- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen cho rằng, bên cạnh sự nỗ lực của Chính phủ trong việc điều chỉnh cơ chế, chính sách để phù hợp với tiến trình hội nhập, DN cần phải tận dụng cơ hội trước mắt. Cụ thể như Hoa Sen, để hội nhập công ty sẽ tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi: Tôn – thép – nhựa, trong đó chú trọng thị trường nội địa và coi đây là nền tảng phát triển cơ bản. Đồng thời Hoa Sen còn quan tâm tới việc bán sản phẩm với giá thành phù hợp, trước các biến động của thị trường công ty sẽ luôn đảm bảo có nguồn hàng đủ để cung ứng.

Đồng quan điểm, ông Vũ Minh Long - Tổng giám đốc Công ty CP Thanh niên xung phong (Adeco) cho hay, chúng tôi sẽ tận dụng tốt nhất các cơ hội mà hội nhập đem lại bằng việc liên kết cùng DN khác và nông dân. Đây là mô hình đã được Adeco và đối tác thực hiện từ cuối năm 2013. Năm 2015, chúng tôi sẽ mở rộng hơn nữa với việc liên kết các hộ nông dân tại một số tỉnh Bình Phước – Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu để cùng sản xuất, chăn nuôi gia cầm.

Với việc liên kết này, Adeco sẽ thực hiện cung cấp thức ăn chăn nuôi cho nông dân, giúp họ bao tiêu sản phẩm. Như vậy, công ty vừa bán được sản phẩm lại có lượng hàng gia cầm ổn định đưa ra thị trường với giá cạnh tranh.

Còn ông Trần Anh Hoàng - Giám đốc Công ty CP Linh Anh thì cho biết, năm nay DN sẽ đổi mới mẫu mã sản phẩm, giá cạnh tranh và hậu mãi tốt. Dù vậy, để làm được, "sống" được thì cần sự liên kết chặt chẽ giữa DN, nhà nước và nông dân. Có như vậy nền nông nghiệp của Việt Nam mới phát triển tốt hơn được.

Mai Ca

công thương



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...

CEO Apple Tim Cook đến Việt Nam bằng máy bay riêng

CEO Apple Tim Cook dự kiến có nhiều hoạt động trong 2 ngày 15 và 16-4 tại Việt Nam, trong đó sẽ gặp mặt một số nhà sáng tạo nội dung


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98