ĐHĐCĐ 2015 VCS: Doanh thu 2015 sẽ dồn về quý 2 và 3, lãi quý 1 bèo bọt

24/03/2015 09:39
24-03-2015 09:39:11+07:00

[Bài cập nhật]

ĐHĐCĐ 2015 VCS: Doanh thu 2015 sẽ dồn về quý 2 và 3, lãi quý 1 bèo bọt

Sáng ngày 24/03, tại ĐHĐCĐ thường niên, ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch CTCP Vicostone (HNX: VCS), tiết lộ doanh thu năm 2015 sẽ dồn vào quý 2 và 3, quý 1 dự kiến đạt doanh thu 500 tỷ đồng và lợi nhuận không dưới 50 tỷ đồng (kế hoạch năm lãi 311 tỷ).

11h30: Đại hội kết thúc với việc cổ đông thông qua tất cả tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2015, kết quả đạt được năm 2014, việc bầu bổ sung bà Nghiêm Thị Ngọc Điệp làm Ủy viên HĐQT kể từ ngày 25/08/2014 và phương án phát hành 2,119,972 cp ESOP với giá 10,000 đồng/cp cho người lao động.

10h20: Đại hội bắt đầu thảo luận

Chưa có kế hoạch tăng vốn, cổ tức duy trì 20% trong các năm tới

Biên lợi nhuận của VCS có thể tiếp tục duy trì trong thời gian tới hay không?

Ông Năng cho biết, biên lợi nhuận VCS cao trong quý 4/2014 sau khi trở thành công ty con của Phenikaa nhờ tác động của nhiều yếu tố, vấn đề đầu mối xuất khẩu chỉ là một yếu tố trong số những yếu tố tạo kết quả khả quan của VCS.

Tăng trưởng 2015 sẽ chủ yếu đến từ 3 nhà máy hiện có và các nhà máy mới sẽ tạo chuyển biến cho hoạt động của VCS trong năm 2016. Doanh thu 2015 sẽ dồn vào quý 2 và 3, trong quý 1 dự kiến đạt doanh thu 500 tỷ đồng và lợi nhuận không dưới 50 tỷ đồng.

Giải thích rõ hơn về cơ chế giá bán và chia sẻ lợi nhuận khi VCS là đầu mối xuất khẩu?

VCS sẽ là đầu mối xuất khẩu của tất cả các công ty con và công ty mẹ Phenikaa, tuy nhiên không phải tất cả các đơn hàng sẽ được xuất qua VCS. Bởi lẽ, việc bán qua VCS, các công ty con phải chịu rất nhiều thiệt thòi do cơ chế xử lý hoàn thuế và các chi phí phát sinh khác. Đồng thời, việc thu xếp nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ sẽ là khó khăn nếu tất cả các công ty con thực hiện xuất khẩu qua đầu mối là VCS.

Với giá bán, tùy thuộc vào từng thị trường khác nhau có giá bán khác nhau và với đầu mối là trung gian xuất khẩu, VCS sẽ hưởng chiết khẩu chỉ từ 5-10% để không làm đội chi phí của các công ty con lên quá cao.

VCS nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất hiện chiếm tỷ trọng bao nhiêu?

VCS nhập khẩu gần như hoàn toàn nguyên vật liệu để sản xuất. Chủ yếu do giá thành nhập khẩu từ các nhà sản xuất nước ngoài rẻ hơn so với sản xuất trong nước.

Trước diễn biến của đồng USD đang tăng mạnh trong khi EUR đang trên đà giảm, điều này có ảnh hưởng gì đến thị phần và KQKD 2015?

Nhận xét về thị trường EU, nếu không tăng trưởng thì tối thiểu duy trì mức đạt được năm trước. Tỷ trọng khu vực EU chỉ chiếm 10% trên tổng doanh thu của VCS. Với việc chỉ duy trì thị phần như năm 2014 thì tác động biến đổi của đồng EUR không có nhiều ảnh hưởng. Đồng thời, VCS không đầu tư bằng đồng EUR, nên sẽ ít chịu ảnh hưởng bởi tác động của đồng EUR yếu.

Hầu hết các hợp đồng của VCS đều thanh toán bằng đồng USD, vay nợ cũng chính bằng USD nên sự cân đối giữa thu và chi giúp VCS hạn chế tối đa rủi ro tỷ giá.

Ông Năng đánh giá, chỉ tiêu kế hoạch tăng trưởng 27% về doanh thu và 19% về lợi nhuận là rất nặng. Hầu hết các thị trường của VCS đều có thuế nhập khẩu 0%, chỉ duy nhất có khu vực Nam Mỹ vẫn đang chịu thuế suất cao từ 15-20%, tuy nhiên đây không phải thị trường được chú trọng của VCS do cạnh tranh quá lớn.

Năm 2015, VCS có dự tính mở rộng thêm 2 nhà máy mới? Và vốn đầu tư cho 2 nhà máy này là bao nhiêu?

Đây là kế hoạch mở rộng sản xuất của Phenikaa với công suất tăng khoảng 50%, vốn đầu tư khoảng 1,200 tỷ; còn VCS không có ý định mở rộng trong năm 2015.

Mặt khác, doanh thu tăng không phải do mở rộng đầu tư mà do VCS trở thành đầu mối xuất khẩu của cả công ty mẹ Phenikaa và các công ty con.

Chia sẻ thêm về kế hoạch mở rộng sản xuất từ 2015-2019, cơ cấu nguồn vốn sử dụng?

Vviệc phát hành thêm của VCS trong thời gian tới là không cần thiết. Trong khi với kế hoạch hiện tại, nguồn lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh sẽ giúp VCS cân đối nguồn tiền để trả cổ tức và đầu tư.

Dự kiến cổ tức của VCS sẽ đạt tối thiểu 20% theo đánh giá triển vọng của những năm tới.

Quyền lợi của cổ đông đối với vấn đề phát hành thêm cho cán bộ công nhân viên với giá chênh lệch chỉ bằng 1/3 so với thị giá?

Sẽ có điều khoản không chuyển nhượng trong 3 năm tới đối với cổ phiếu ESOP. Điều này cũng vì sự phát triển bền vững của VCS, nhằm thu hút nguồn lực về nhân sự cho VCS.

Năm 2015, kế hoạch lãi 311 tỷ đồng, tăng trưởng 19%

9h20: Về định hướng cho năm tới, vấn đề cốt lõi là việc mở rộng dây chuyền sản xuất, hiện tại VCS đã có 2 dây chuyền sản xuất và dự kiến sẽ mở rộng thêm dây chuyền mới vào cuối năm 2018.

Ban chủ tọa cho biết, với việc trở thành công ty con của Phenikaa, VCS sẽ trở thành một đầu mối xuất khẩu của công ty mẹ Phenikaa và các công ty con khác, cũng như của VCS; vừa tạo điều kiện thống nhất thị trường, vừa tránh sự cạnh tranh, chèn ép của đối tác nước ngoài.

Theo đó, kế hoạch năm 2015 của VCS gồm tổng doanh thu hợp nhất 2,674 tỷ đồng, tăng 27% so năm 2014; lợi nhuận trước thuế 311 tỷ đồng, tăng trưởng 19%.

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường Mỹ và thị trường Úc tăng mạnh, lần lượt tăng 59% và 43% so với năm 2013. Hiện tại thị trường Mỹ đang là thị trường lớn nhất của VCS, trung bình mỗi tháng, công ty xuất khẩu 3.7 triệu USD vào đây. Với sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, thị trường này còn dư địa phát triển lớn. Song công ty cũng đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ lớn và sự thâm nhập ồ ạt của các nhà sản xuất giá rẻ từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nguyên vật liệu thay thế mới, đặc biệt là sự phát triển nhanh chóng của dòng sản phẩm ceramic tấm lớn với đặc tính chống tia cực tím và chống bám bẩn có thể là nguy cơ cho công ty cũng như ngành sản xuất đá nhân tạo trong tương lai gần.

Đối với thị trường Úc, tuy năm qua kim ngạch xuất khẩu của VCS tăng mạnh nhưng theo dự báo thì đã bão hòa và khó tăng trưởng tiếp. Tại thị trường Châu Âu vẫn chưa có biến chuyển rõ nét do nền kinh tế vẫn trì trệ và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Đại hội bắt đầu với sự tham gia trực tiếp của 22 cổ đông, đại diện cho 89.3% số cổ phần có quyền biểu quyết

Chủ tịch nói gì về mối quan hệ cùng công ty mẹ Phenikaa

9h05: HĐQT bắt đầu trình bày nội dung Đại hội

Tại Đại hội, ông Năng cho biết, tháng 06/2014 cổ đông nước ngoài rút hết vốn và chuyển nhượng lại cho Phenikaa. Sau khi mua 58%, Phenikaa đã trở thành công ty mẹ của VCS, điều này đã giúp VCS lấy lại được thị phần, góp phần tạo nên kết quả khả quan cho VCS trong năm 2014. Sau đó các cổ đông của Phenikaa đã mời ông Năng mua lại số lượng cổ phần đang nắm giữ tại chính Phenikaa. Ông Năng khẳng định, việc mua bán hoàn toàn tuân theo quy định về chuyển nhượng chứng khoán.

Được biết, trong năm qua, CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa) đã chính thức nắm 58% vốn VCS và trở thành công ty mẹ. Câu chuyện rất nóng khi đó bởi VCS được "gả" cho chính đối thủ trước sức ép cạnh tranh. Ngay sau đó, một chuyển biến đầy bất ngờ khác tiếp tục xảy ra, tại báo cáo quản trị năm 2014 của VCS, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc VCS là ông Hồ Xuân Năng đã xuất hiện với vai trò cổ đông lớn của đối thủ vừa thâu tóm VCS là Phenikaa. Tỷ lệ nắm giữ của ông Năng tại đây lên đến 90% vốn, tương ứng 54 triệu cp. Điều này dẫn đến những nghi ngại của cổ đông và nhà đầu tư về thương vụ M&A này.

Minh Tuấn







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghịch lý giá cà phê tăng cao nhưng doanh nghiệp lao đao

Giá cà phê tăng cao, nhiều doanh nghiệp ở Đắk Lắk không tìm được nguồn cung.

Môi giới tăng trưởng mạnh, VPSS báo lãi quý 1 gấp hơn 4 lần

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Chứng khoán VPS (VPSS) lãi trước thuế 631 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần cùng kỳ, thực hiện được 42% kế hoạch năm.

ĐHĐCĐ Savitech: Kế hoạch lãi tăng nhẹ, xác định đầu tư giáo dục là trọng tâm

Sáng ngày 20/04, tại hội trường Trường Việt Mỹ, CTCP Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông (Savitech, HOSE: SVT) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2024. Đại hội thông qua...

Vì đâu VND báo lãi sau thuế quý 1 tăng 340%?

CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024. Quý này, VND báo lãi ròng đạt 617 tỷ đồng, tăng 340% so với cùng kỳ.

Imexpharm giảm 20% lãi quý 1 dù đặt mục tiêu phá kỷ lục lợi nhuận

Giá vốn tăng mạnh khiến CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP) trải qua quý kinh doanh đi lùi so với cùng kỳ.

Doanh số tiêu thụ khả quan, lãi ròng của FMC tăng 14% trong quý 1

Trên BCTC hợp nhất quý 1/2024, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) ghi nhận hơn 4,607 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó thu...

CEO Jens Lottner: Techcombank không đánh đổi tăng trưởng tín dụng lấy chất lượng tài sản

Sáng 20/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84%

Theo BCTC quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) lãi trước thuế hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng...

ĐHĐCĐ Nam Long: Thị trường đang quay trở lại

Lãnh đạo Nam Long xác định thị trường 2024 sẽ là thị trường sản phẩm, Công ty chỉ bán cái thị trường cần. Tuy nhiên, Công ty sẽ vẫn đối mặt với những khó khăn chung...

Lợi nhuận TDM quý 1 xuống mức thấp nhất 10 quý do hụt thu cổ tức 

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water, HOSE: TDM) ảm đạm với lãi sau thuế thấp nhất 10 quý trở lại đây, do trong kỳ không còn khoản cổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98