Doanh nghiệp bất động sản: Phía sau ánh hào quang

12/03/2015 09:03
12-03-2015 09:03:59+07:00

Doanh nghiệp bất động sản: Phía sau ánh hào quang

Ngành bất động sản tiếp tục thắp lên những ánh hào quang mới trong năm 2014 khi số doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết thua lỗ và giảm lợi nhuận chỉ còn bằng một nửa so năm 2013. Song, đi sâu vào chi tiết thì vẫn còn những tồn tại và thách thức lớn.  

Hơn 60% doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận

Theo thống kê của Vietstock, trong 63 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết thì chỉ còn ĐT & PT Đô Thị Long Giang (HOSE: LGL) vẫn chưa công bố BCTC quý 4/2014 (tính đến hết 06/03). Trong số này, chỉ có 7 doanh nghiệp báo lỗ và 9 doanh nghiệp giảm lợi nhuận, cùng bằng một nửa so với năm 2013.

Còn lại, 38 doanh nghiệp ghi nhận lãi tăng trưởng so với năm trước, tương ứng chiếm hơn 60%, đó là chưa kể đến những doanh nghiệp đảo chiều ngoạn mục từ lỗ sang lãi.

Trong nhóm tăng trưởng, Phát triển Hạ tầng & BĐS Thái Bình Dương (HOSE: PPI) có mức tăng khủng nhất, gấp 335 lần so với năm trước. Nguồn thu đáng kể nhất của PPI năm vừa qua đến từ thi công các dự án xây lắp và chuyển nhượng các dự án Newton, Bến Lức 1, Long Hội hay Water Garden cho Đất Xanh (DXG).

Hay như Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) có lợi nhuận 2014 tăng gấp 17 lần năm 2013 khi đạt gần 42 tỷ đồng, chủ yếu nhờ vào bàn giao và ghi nhận doanh thu từ bán căn hộ EverRich 2.

Phải nói rằng năm 2014 là năm của phân khúc căn hộ khi rất nhiều doanh nghiệp bán ra lượng hàng khủng. Ngoài PPI và PDR, có nhiều doanh nghiệp khác thuộc nhóm tăng trưởng lợi nhuận đều nhờ vào bán căn hộ như ICG, NLG, HQC, DXG, TDH, NBB

Đáng chú ý là Nam Long (HOSE: NLG), chỉ riêng trong quý 4/2014 đã bàn giao số lượng rất lớn các căn hộ từ sản phẩm EHome, thu về hơn 500 tỷ đồng. Kết quả, lãi ròng cả năm đạt 95.3 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần năm 2013 và bằng 95% kế hoạch năm.

Chưa dừng lại ở đó, trong năm 2015, NLG dự kiến bán 2,638 sản phẩm, tăng gần 100% so với 2014 gồm 2,223 căn hộ EHome, 312 căn hộ Nam Long Home và 102 lô đất nền. Tương ứng với tổng sản phẩm đó, dự kiến doanh số mang về trong năm 2015 kỳ vọng đạt 2,853 tỷ đồng, tăng 240% so với 2014. Năm 2016 và 2017 sau đó cũng sẽ tăng đáng kể, lần lượt đạt doanh số 3,700 tỷ và 5,158 tỷ đồng.

Nói về bán căn hộ thì không thể không kể đến Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) khi 27,738 tỷ doanh thu thuần chủ yếu đến từ bán căn hộ thuộc hai dự án Times City và Royal City. VIC tiếp tục là “đầu tàu” trong năm 2014 của ngành bất động sản khi lợi nhuận cao nhất về tuyệt đối và chiếm 50% tổng lợi nhuận toàn ngành.

Top 20 doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận năm 2014

Phía sau ánh hào quang

Đầu tiên phải kể đến nhóm doanh nghiệp có khả năng rời sàn do lỗ 3 năm liên tiếp. Theo đó, NVN, VNIPFL là 3 cái tên được nhắc đến khi lần lượt lỗ 37, 12 và 14 tỷ đồng trong năm 2014.

Cả Đầu tư Bất động sản Việt Nam (HOSE: VNI) và Dầu khí Đông Đô (HNX: PFL) đều có điểm chung là chưa tạo ra được nguồn doanh thu nổi bật nào trong hoạt động kinh doanh bất động sản của mình, trong khi vẫn chịu những khoản chi phí phát sinh như lãi vay, khấu hao, chi phí quản lý… Và nếu báo cáo kiểm toán 2014 của hai đơn vị này không có gì thay đổi thì cả hai sẽ phải hủy niêm yết bắt buộc theo quy định.

Riêng Nhà Việt Nam (HOSE: NVN), việc lỗ nặng trong năm 2014 đã khiến lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp. Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM cũng đã lưu ý khả năng hủy niêm yết đối với cổ phiếu này.

Bên cạnh đó, dù không phải đối mặt với khả năng rời sàn nhưng cả PXL, PV2, SDH, IDJ đều là những doanh nghiệp thua lỗ nặng. Chẳng hạn như IDJ Financial (HNX: IDJ), sau năm 2012 lãi nhẹ 344 triệu đồng (năm 2011 lỗ hơn 20 tỷ) thì kết quả kinh doanh năm 2013 và 2014 đều khá bi đát với khoản lỗ lần lượt 13 tỷ và 29 tỷ đồng. Theo giải trình IDJ, năm 2014 lỗ do trung tâm thương mại Grand Plaza vẫn đóng cửa để tìm phương án tái cấu trúc nhưng Công ty vẫn phải chịu chi phí hao mòn, bảo vệ... Bên cạnh đó, nhằm tạo dòng tiền trong năm mới, IDJ đã chuyển nhượng thấp hơn giá trị đầu tư ban đầu một số danh mục đầu tư. Ngoài ra, công ty cũng phải trích lập dự phòng và doanh thu từ các công ty con vẫn chưa phát sinh do chưa đi vào hoạt động.

7 doanh nghiệp bất động sản lỗ trong năm 2014

Năm 2014, có 8 doanh nghiệp chuyển mình để thoát khỏi cái mác lỗ 3 năm liên tiếp là ITC, PTL, PVL, PVR, KDH, PXA, VCRDTA. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp này đã thoát lỗ một cách “thần kỳ” không phải từ hoạt động cốt lõi mà nhờ những hoạt động khác như hoàn nhập dự phòng, thanh lý tài sản…

Chẳng hạn như Petroland (HOSE: PTL), năm 2014 lợi nhuận thuần âm hơn 68 tỷ đồng nhưng vẫn thoát lỗ nhờ có lợi nhuận khác (phạt hợp đồng) đến 70.4 tỷ đồng. Hay như PVR nhờ thanh lý tài sản cũng đã giúp công ty thoát lỗ, PVL hoàn toàn hụt hơi trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính nhưng nhờ hoàn nhập dự phòng hơn 13 tỷ đồng (chi phí quản lý) trong quý 4 mà kéo cả năm theo có lãi.

Tồn kho vẫn cao như núi

Kết thúc năm 2014, tổng tồn kho của doanh nghiệp bất động sản trên sàn vẫn ở mức rất cao, hơn 72,000 tỷ đồng, chiếm 60% tổng tài sản ngắn hạn toàn ngành. Nếu so với thời điểm cuối năm 2013, giá trị hàng tồn kho về cơ bản giảm hơn 2,000 tỷ đồng, tương ứng giảm hơn 3%.

Tuy nhiên, thực tế số doanh nghiệp bất động sản niêm yết có tồn kho tăng lại nhiều hơn những doanh nghiệp giảm tồn kho. Đó là chưa kể trường hợp nếu loại trừ VIC (doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong doanh thu, lợi nhuận, tài sản… chung của ngành) thì giá trị tồn kho thực tế tăng gần 5,000 tỷ đồng trong năm 2014.

Trong số doanh nghiệp có tồn kho “cao như núi” và tăng gấp đôi trong năm qua phải kể đến Nhà Khang Điền (HOSE: KDH). Năm 2014, KDH cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ khi lãi ròng hơn 102 tỷ đồng, vượt nhẹ kế hoạch đề ra (100 tỷ đồng), trong khi năm 2012 và 2013 đơn vị này lỗ đến 55 tỷ và 124 tỷ đồng. Cùng với đó, hàng tồn kho với đa phần là các dự án (Song Lập Phú Hữu, Nhà phố Phú Hữu, Quốc tế Phú Hữu hay Trí Minh Phú Hữu…) đang được KDH triển khai đã lên 2,075 tỷ đồng, cao gấp đôi so với đầu năm.

Hay như trường hợp của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (HOSE: TDC) với tồn kho hơn 4,400 tỷ đồng, tăng 65% so với đầu năm 2014 và chiếm gần 70% tổng tài sản. Ngoài ra, vay và nợ ngắn hạn của TDC cũng gần gấp đôi so với đầu năm khi lên con số 623 tỷ đồng.

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang đau đầu khi vật lộn với đống tồn kho khủng như PDR, ITA, KBC, IJC, DIG, VPH

Top 10 doanh nghiệp tồn kho tăng nhiều nhất năm 2014

Dư nợ tăng, cơ cấu nợ chuyển sang dài hạn

Một điểm nữa đáng chú ý là tổng nợ vay các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trong năm 2014 đã tăng hơn 8,000 tỷ đồng. Con số này chưa bao gồm nhiều doanh nghiệp chưa công bố BCTC đầy đủ như QCG, LGL…

Song, cơ cấu vay và nợ vay ngắn hạn tính đến cuối năm 2014 đã giảm đáng kể, chỉ hơn 10,440 tỷ đồng, giảm gần 35% so với đầu năm. Nằm trong top đầu giảm áp lực trả nợ ngắn hạn phải kể đến Tập đoàn FLC (HOSE: FLC) khi vay và nợ vay ngắn hạn chỉ còn gần 7 tỷ đồng, giảm 95% so với hồi đầu năm.

Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (HNX: OCH) cũng là đơn vị có vay và nợ vay ngắn hạn giảm mạnh hơn 90% so với đầu năm từ 315 tỷ đồng xuống còn 28 tỷ đồng mặc dù kết quả trong quý 4 lại lỗ nặng 24 tỷ đồng.

Ngược lại, KDH, IJC, PDR, SDA, PTL, TDC… đều là những doanh nghiệp dẫn đầu về mức tăng khoản vay và nợ vay ngắn hạn. Trong số này, PDR tăng gấp 3.3 lần, từ mức 206 tỷ đồng lên 905 tỷ đồng.

Ngoài ra, khi quan sát tổng thể các doanh nghiệp bất động sản, một điểm dễ thấy là cơ cấu nợ ngắn hạn đã được chuyển sang dài hạn. Tổng nợ dài hạn cuối năm 2014 đã tăng gần 17,000 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó vay và nợ vay dài hạn tăng 11,550 tỷ đồng, tương ứng tăng 30%.

Sanh Tín







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (33)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ tịch REE Nguyễn Thị Mai Thanh nói về khó khăn mảng điện 2024

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra vào sáng ngày 29/03, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) đã có những chia sẻ về ngành điện -...

Vietnam Airlines tăng trưởng doanh thu hơn 30% trong năm ngoái, quý 1/2024 tiếp tục khởi sắc

Trong năm 2023, Vietnam Airlines báo cáo doanh thu hợp nhất từ hoạt động kinh doanh chính đạt 92,231 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 3,885 tỷ đồng. Các kết quả này đều cải...

Vượt lên tình hình khó khăn thế giới, Viettel Global tăng trưởng bứt phá

Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã qua kiểm toán. Theo đó, cả doanh thu và lợi nhuận...

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98