HAH: Sau niêm yết, cổ đông lớn có bán “quả ngọt”?

11/03/2015 09:20
11-03-2015 09:20:00+07:00

HAH: Sau niêm yết, cổ đông lớn có bán “quả ngọt”?

CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) dự kiến sẽ chính thức giao dịch trên HOSE vào ngày 11/03 với giá niêm yết là 40,000 đồng, được nâng lên so với mức giá niêm yết dự kiến là 37,000 đồng/cp. Cùng với việc niêm yết, giá trị đầu tư của các cổ đông lớn có sự nhảy vọt đáng kể.

Công ty được đánh giá là một trong số các doanh nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất tốt đối với hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường biển và khai thác cảng biển. Cảng Hải An được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh do vị trí của cảng nằm ở hạ lưu sông Cấm, mớn nước sâu hơn nên có lợi thế trong việc đón các tàu có trọng tải tới 20,000 DWT.

Tuy nhiên, nhược điểm của Cảng Hải An là chỉ có duy nhất 1 cầu tàu, trong khi đó Cảng Hoàng Diệu mặc dù các điều kiện đều không đáp ứng tốt như Cảng Hải An nhưng nhờ số cầu tàu nhiều hơn có thể đáp ứng tốt cho khâu sắp xếp và sử dụng các dịch vụ cảng.

Trong năm 2014, HAH ghi nhận doanh thu thuần đạt 430.7 tỷ đồng, tương đương 83% kế hoạch năm, tuy nhiên lãi ròng cả năm đạt 133.3 tỷ đồng, vượt 67% kế hoạch. Năm 2015, HAH đặt kế hoạch doanh thu dự kiến tăng 59% so với thực hiện 2014. Tăng trưởng này chủ yếu đến từ hoạt động vận tải trên tuyến nội địa sau khi HAH hoàn thành việc mua mới 2 tàu HaiAn Park và HaiAn Song. Tuy nhiên, do hoạt động vận tải này là để đảm bảo “đầu vào” cho cảng Hải An, do đó doanh thu dự kiến tuy tăng nhưng do chi phí đầu tư lớn nên lãi ròng theo kế hoạch 2015 giảm 16% ở mức 112 tỷ đồng.

Và trong 2 năm tới, HAH chưa có kế hoạch tăng vốn điều lệ.

Điểm đáng chú ý, hiện tại HAH có 4 cổ đông lớn là: CTCP Giao nhận Kho vận Ngoại thương TPHCM – Transimex SaiGon (HOSE: TMS) nắm giữ 5,565,250 cp, tương ứng với tỷ lệ 24.38%; CTCP Hàng hải Hà Nội (HOSE: MHC) nắm giữ 6,478,120 cp, tương ứng với tỷ lệ 27.93%; CTCP Đầu tư và Vận tải Hải Hà nắm giữ 2,080,000 cp, tương ứng với tỷ lệ 8.97% và CTCP Cung ứng và Dịch vụ Kỹ thuật Hàng hải (HNX: MAC) nắm giữ 1,470,401 cp, tương ứng với tỷ lệ 6.34%.

Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ có quy định cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng và cổ đông lớn là người có liên quan đến các thành viên này phải cam kết nắm giữ 100% trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong 06 tháng tiếp theo.

Số cổ phần mà các cổ đông lớn nắm giữ đã chiếm tới 67.6% tổng số cổ phần đang lưu hành. Với việc niêm yết trên HOSE với giá 40,000 đồng/cp, điều chỉnh so với mức giá dự kiến ban đầu là 37,000 đồng/cp, giá trị các khoản đầu tư này tính theo giá niêm yết sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với ban đầu.

Theo đó, giá trị khoản đầu tư vào HAH của MHC sẽ lên tới 259 tỷ đồng (giá trị sổ sách là 128.6 tỷ), của TMS là 226.2 tỷ (giá trị sổ sách 71.25 tỷ) và của MAC là 58.5 tỷ (giá trị sổ sách là 16.4 tỷ).

Tuy nhiên, việc giá trị khoản đầu tư vào HAH cao hơn giá sổ sách mới chỉ giúp cho các doanh nghiệp này ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư dài hạn và tăng giá trị tài sản. Nếu muốn khoản chênh lệch này được ghi nhận vào lợi nhuận, các cổ đông này cần phải bán cổ phiếu HAH. Điều này cũng dẫn đến những e ngại chốt lời từ cổ đông lớn sau khi cổ phiếu chính thức lên sàn.

Và trong quá khứ, trường hợp mới niêm yết đã bị các cổ đông “quay mặt bỏ đi” không phải hiếm. SNC là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. “Chân ướt chân ráo” bước lên sàn giao dịch UPCoM với ký hiệu mã SNC chỉ khoảng 3 tháng. Thế nhưng, hàng loạt lãnh đạo chủ chốt cùng tổ chức lớn lần lượt thoái sạch vốn khỏi CTCP XNK Thủy sản Năm Căn bất chấp kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh. 2 cổ đông đã khởi đầu cho xu hướng này là Thủy sản Minh Hải và SCIC với khối lượng đăng ký thoái vốn lên tới gần 28% tổng số cp đang lưu hành. Trong khi đó, các thành viên Ban lãnh đạo cũng lần lượt đăng ký bán hết số cp đang nắm giữ.

Câu chuyện SNC và HAH đều có điểm chung là các doanh nghiệp mới niêm yết được đưa ra với những tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, tuy nhiên kết quả liệu có giống nhau hay không vẫn cần thời gian giải đáp.

Minh Tuấn





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ELC muốn tạo "mưa" cổ phiếu, nâng vốn điều lệ vượt ngàn tỷ

CTCP Công Nghệ - Viễn Thông Elcom (HOSE: ELC) sắp phát hành 1 triệu cp ESOP, thời gian nhận tiền mua từ 15-24/04/2024. Chưa dừng lại ở đó, ELC còn có kế hoạch tạo...

Liên tục thua lỗ, một công ty thép cùng lúc rơi vào diện cảnh báo và kiểm soát

Ngày 04/04, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (HOSE: DTL) vào diện cảnh báo và kiểm soát từ ngày 11/04, sau khoảng...

Cổ phiếu Nước giải khát Chương Dương giảm kịch sàn trước tin bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) sẽ hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SCD của CTCP Nước giải khát Chương Dương do lỗ ba năm liên tục và vốn điều lệ âm...

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết

Cổ phiếu POM sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc do vi phạm quy định về việc nộp báo cáo tài chính kiểm toán.  

Lỗ vượt vốn điều lệ, một cổ phiếu ngành nhựa có nguy cơ bị hủy niêm yết

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đây thông báo về khả năng hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu của CTCP Nhựa Đà Nẵng (HNX: DPC), sau 2 năm Công ty...

SPC vào diện cảnh báo, nối dài chuỗi ngày bị cắt margin

Ngày 20/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (HNX: SPC) vào diện cảnh báo, đồng thời bổ sung lý do...

Từ 20/03, gần 15.7 triệu cp TKC giao dịch trở lại trên UPCoM, định giá chưa đến 19 tỷ đồng

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo gần 15.7 triệu cp của CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ (TKC) sẽ chính thức giao dịch trên thị trường UPCoM...

Hơn 304 triệu cổ phiếu HPX thoát diện đình chỉ giao dịch

Ngày 14/03, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đầu tư Hải Phát (HOSE: HPX) ra khỏi diện đình chỉ giao dịch. Theo đó, hơn 304 triệu cp...

SD2 nối dài chuỗi ngày bị cảnh báo sau nhiều năm vướng ý kiến kiểm toán ngoại trừ

Ngày 13/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo duy trì diện cảnh báo với cổ phiếu của CTCP Sông Đà 2 (UPCoM: SD2) do có trên 3 năm vướng ý kiến kiểm...

Kiểm toán chấp thuận toàn phần và lợi nhuận dương trở lại, KDM thoát diện kiểm soát

Ngày 05/03, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu KDM của CTCP Tập đoàn GCL ra khỏi diện bị kiểm soát, hiệu lực từ ngày 07/03.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98