Hạn chế bảo hiểm xã hội một lần: Đình công vì chưa hiểu hết quyền lợi

30/03/2015 06:42
30-03-2015 06:42:00+07:00

Hạn chế bảo hiểm xã hội một lần: Đình công vì chưa hiểu hết quyền lợi

"Việc thu hẹp đối tượng bảo hiểm xã hội một lần đã được tính toán để đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi về già vừa có lương hưu, vừa có bảo hiểm y tế phòng khi ốm đau, bệnh tật. Trong thời gian chờ đến tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi tìm được việc làm mới hoặc tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện,” Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp nói.

Đây là là lời lý giải của ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khi làm việc với báo chí ngày 29/3 liên quan tới việc hàng chục nghìn công nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Pou Yuen Việt Nam (Quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh) đình công phản đối điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 hạn chế đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần như trước diễn ra trong hai ngày 26 và 27/3 vừa qua.

Sản xuất giày tại Công ty Pou Yuen Việt Nam. (Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN)

Phương án có lợi hơn cho người lao động

Trước thắc mắc của nhiều phóng viên, liên quan tới việc: Liệu khi xây dựng dự thảo, Luật Bảo hiểm xã hội có lường trước được người lao động sẽ phản ứng về việc hạn chế chi trả bảo hiểm xã hội một lần, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp khẳng định: Quá trình xây dựng luật, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có lấy ý kiến của người lao động và các doanh nghiệp. Ngay khi Quốc hội cho ý kiến về dự thảo luật, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đã tổ chức làm việc lấy ý kiến với các tổ chức, địa phương về dự thảo luật.

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp thừa nhận rằng điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định thu hẹp đối tượng người được hưởng bảo hiểm xã hội một lần so với Luật cũ. Khoản 1, điều này quy định chỉ những đối tượng mắc các bệnh hiểm nghèo liên quan đến tính mạng hoặc ra nước ngoài để định cư… mới được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Các trường hợp khác khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước đó. Sau đó, nếu có đủ điều kiện có thể tham gia đóng bảo hiểm xã hội tiếp hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đến tuổi về hưu hưởng mức lương hưu hàng tháng. Ngoài ra, theo quy định Luật Bảo hiểm y tế, người hưởng lương hưu sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội cấp thẻ bảo hiểm y tế, có điều kiện bảo đảm cuộc sống khi ốm đau.

Mặc khác, so với việc nhận bảo hiểm xã hội một lần thì việc nhận lương hưu hàng tháng có lợi cho người lao động hơn. Theo báo cáo của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mức đóng hiệu nay khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chỉ đủ trả 9 năm lương hưu cho người lao động, trong khi người lao động sống 11-20 năm sau khi nghỉ hưu và số tiền bù trả lương cho người lao động do Quỹ Bảo hiểm xã hội và trích một phần ngân sách nhà nước chi trả.

Lấy ví dụ cụ thể về hưởng lương hưu có lợi cho người lao động hơn hưởng trợ cấp một lần, theo quy định trước năm 2014 mỗi năm tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng 1,5 tháng lương, thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi nhận 2 tháng lương. Nếu người lao động làm việc 10 năm (tính đến năm 2016) họ nghỉ và muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần, họ có 8 năm làm việc trước năm 2014 thì nhận 12 tháng lương, 2 năm sau năm 2014 thì nhận thêm 4 tháng nữa, tiền trợ cấp một lần là 16 tháng lương.

Tuy nhiên, nếu họ bảo lưu thời gian bảo hiểm xã hội và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội đến tuổi nghỉ hưu thì họ được nhận tiền lương hưu, với mức thấp nhất 50% mỗi năm họ nhận ít nhất 6 tháng lương, trong vòng 3 năm họ nhận được hơn 18 tháng lương bằng số tiền nhận bảo hiểm xã hội một lần. Trong khi đó, sau 3 năm bảo hiểm xã hội tiếp tục trả lương cho họ, chưa kể đến người lao động hưởng lương hưu còn được cấp bảo hiểm y tế.

Hưởng lương hưu có lợi hơn cho người lao động. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Người lao động chưa hiểu hết quyền lợi

Trước kia, khi thôi việc nhiều người lao động không có nguồn thu nhập nào khác trong thời gian tìm việc làm mới và thường nghĩ đến khoản trợ cấp một lần để giải quyết khó khăn. Tuy nhiên, từ năm 2009 đã có chế độ bảo hiểm thất nghiệp nên khi mất việc người lao động có nguồn nguồn trợ cấp giải quyết khó khăn trước mắt. Do đó, đưa việc hạn chế nhận chế độ bảo hiểm xã hội một lần vào luật (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt) vào thời điểm này khá phù hợp, hướng người lao động đến quyền lợi lâu dài và lớn hơn hẳn là chế độ hưu trí.

Khi người lao động nghỉ việc, người lao động có quyền bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Trong thời gian bảo lưu mà không may người lao động từ trần, thì Luật Bảo hiểm xã hội cũng đã quy định người lao động sẽ được hưởng mai táng phí bằng 10 lần tháng lương cơ sở. Đồng thời, thân nhân của người lao động cũng được hưởng tiền tuất một lần, mức hưởng bằng nhận hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Đề cập tới vụ việc đình công tại Công ty Pou Yuen, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng: Có thể cán bộ bảo hiểm xã hội chỉ phổ biến những điểm mới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 đến người lao động chứ chưa phân tích rõ cho người lao động nguyên nhân sửa đổi chính sách theo hướng có lợi hơn cho người lao động.

“Quy định về chế độ bảo hiểm xã hội một lần trong Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi là hướng đến mục tiêu an sinh xã hội lâu dài, có lợi cho người lao động về sau,” Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cũng cho biết, trước những ý kiến của người lao động, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tiếp thu để xem xét quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội và nghiên cứu thêm về các đối tượng Chính phủ sẽ hỗ trợ một phần tham gia bảo hiểm xã hội. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội một số năm mà có hoàn cảnh đặc biệt cũng có thể là một trong những đối tượng ưu tiên trong thiết kế chính sách./.

Tình trạng nhận bảo hiểm xã hội một lần tại thành phố Hồ Chí Minh gần đây đã giảm, nếu như các năm trước đó số người lao động nhận trợ cấp một lần là khoảng 120.000 trường hợp/năm thì gần đây đã giảm xuống gần 70.000 người năm 2013 và năm 2014 còn hơn 63.000 người./.

 

Hồng Kiều

vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lo rủi ro nếu để doanh nghiệp quản lý quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung

Bộ Tài chính đề xuất chuyển bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện từ các doanh nghiệp tư nhân sang BHXH Việt Nam quản lý để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Đề xuất mở rộng đối tượng tham gia, tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp

Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH đề xuất mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức đóng tối đa 1%.

Bắt nhóm đối tượng làm giả hồ sơ, chiếm đoạt tiền tỷ của nhiều công ty bảo hiểm

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 4 đối tượng về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Hợp đồng bảo hiểm đã được quy định ngắn gọn và chặt chẽ hơn

Trong phần chất vấn Bộ trưởng Tài chính, đã có rất nhiều câu hỏi dành cho Bộ trưởng Phớc về vấn đề mua và bán bảo hiểm. Đặc biệt là vấn đề quy định về hợp đồng bảo...

Thanh tra bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 2 công ty bảo hiểm lớn

Năm 2024, Bộ Tài chính sẽ thanh tra 6 doanh nghiệp bảo hiểm; trong đó có thanh tra việc triển khai bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài...

Bảo hiểm xe cơ giới có tỷ lệ bồi thường cao nhất năm 2023

Theo thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm xe cơ giới là cao nhất.

‘Doanh nghiệp bảo hiểm tự minh bạch, khách hàng ắt sẽ tin’

Ông Ngô Trung Dũng - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam kỳ vọng năm 2024, thị trường bảo hiểm sẽ có nhiều biến chuyển tích cực.

Đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu còn 10 năm được hưởng lương hưu

Cử tri đề xuất giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu xuống 10 năm được hưởng lương hưu. Các chuyên gia cho rằng, thời gian đóng BHXH ngắn có lương hưu vẫn hơn những...

Trên 93% dân số Việt Nam được bảo vệ sức khỏe từ nguồn Bảo hiểm Y tế

Năm 2022 chỉ có hơn 150 triệu lượt khám chữa bệnh Bảo hiểm Y tế thì đến năm 2023, con số này đã tăng lên tới gần 175 triệu lượt, tăng trên 23,4 triệu lượt so với...

Bảo hiểm Xuân Thành đổi tên thành Bảo hiểm LPBank

Từ ngày 01/02/2024, Tổng CTCP Bảo hiểm Xuân Thành chính thức đổi tên thành Tổng CTCP Bảo hiểm LPBank. Nhận diện thương hiệu và địa chỉ trụ sở chính cũng sẽ được...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98