Mùa ĐHĐCĐ 2015: Những vấn đề “nóng”

23/03/2015 13:14
23-03-2015 13:14:32+07:00

Mùa ĐHĐCĐ 2015: Những vấn đề “nóng”

Mùa Đại hội đồng cổ đông 2015 (ĐHĐCĐ) đã bắt đầu được khởi động và chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề “hot” được cổ đông mổ xẻ như tăng vốn “khủng”, kế hoạch lãi và cổ tức nhảy vọt, hay về những thương vụ M&A đình đám…

Mỗi năm trôi qua, doanh nghiệp lại phát sinh những vấn đề mới, hoạt động kinh doanh cũng biến chuyển nhiều theo cả chiều hướng tốt và xấu, hay có những cuộc đổi chủ chóng vánh… nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng cũng cấp thông tin đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của cổ đông. Bởi thế, ĐHĐCĐ là dịp mà cổ đông có thể chủ động thảo luận, chất vất cùng với ban điều hành để nắm rõ hơn về hoạt động kinh doanh của nơi mình góp vốn vào. Hãy nhớ, cổ đông chính là “ông chủ” của doanh nghiệp!

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS), có rất nhiều vấn đề quan trọng mà nhà đầu tư cần lưu ý tại mùa ĐHĐCĐ thường niên năm nay.

Thứ nhất là quản trị doanh nghiệp. Các nghị quyết và quyết định của HĐQT trong năm 2014 có gia tăng giá trị và lợi ích cho cổ đông? Tỷ lệ thành viên tham dự các phiên họp HĐQT trong năm 2014? Giao dịch của cổ đông nội bộ và người có liên quan có gì bất thường?

Ngoài những biến động nhân sự hoặc giao dịch của cổ đông nội bộ theo hướng khách quan, thì cũng xuất hiện một luồng đổi chủ từ những biến động này. Vì thế, trong cuộc chiến M&A, bên cạnh nhiều thương vụ đã rõ mọi nguồn cơn như nhóm FIT - TSC - DCL, hay FLC - KLF - HAI, HVG - FMC - VTF, AGF… thì cũng có nhiều thương vụ đang nằm trong “vòng bí mật” khi thông tin được doanh nghiệp công bố ra rất nhỏ giọt. Thậm chí chỉ là những đồn đoán nhưng cũng khiến giá cổ phiếu tăng/giảm bất thường như tại VCS, HNM, NBB, SBC, VHG… Hay cuộc chiến giằng co tại BBC sẽ có thêm tiến triển mới?

Thứ hai là về chính sách cổ tức. Tỷ lệ chi trả cổ tức tăng/giảm so với cùng kỳ, vì sao? Nguyên nhân công ty có nhiều tiền mặt mà không tăng chi cổ tức?

Về vấn đề này, thời gian qua KDC là doanh nghiệp gây nhiều “choáng váng” cho cổ đông khi đề xuất mức cổ tức tới 200%, tương ứng với khoản tiền phải chi là 4,700 tỷ đồng. Rồi cổ đông cũng mong ngóng liệu DPM có tiếp tục trả cổ tức 50% như năm 2013 hay không…? Ngược lại, cổ đông cũng sẽ rất thắc mắc khi VCR ngâm cổ tức 2010 tỷ lệ 15% cho tới năm 2016, hay SMA cũng cho cổ đông mòn mỏi chờ khoản cổ tức 2011 tỷ lệ 12% tới đầu năm 2015.

Thứ ba, phát hành thêm cổ phiếu nhằm mục đích gì? Chênh lệch giữa giá phát hành và giá cổ phiếu hiện tại… Theo đó, ban lãnh đạo có kế hoạch chi tiêu như thế nào với khối lượng vốn huy động được cũng sẽ là một câu hỏi “nóng”. Bởi tính tới thời điểm hiện nay, dù vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa công bố tài liệu ĐHĐCĐ nhưng đã có rất nhiều kế hoạch phát hành cổ phần huy động vốn “khủng” được “tung ra” như tại FLC, TSC, DXG, HAR, KLF, FIT, PAN, ASM

Thứ tư sự phù hợp giữa báo cáo trước và sau kiểm toán. Nguyên nhân thay đổi doanh thu, lợi nhuận, chi phí, các khoản lợi nhuận bất thường, dòng tiền hoạt động, vốn lưu động, đòn bẩy tài chính… như tại DCL lãi giảm 7 tỷ đồng, PFL lỗ thêm 1 tỷ đồng, còn với ADC thì kiểm toán lưu ý chưa đối chiếu được khoản nợ phải thu và phải trả từ các bên liên quan…

Thứ năm, đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch năm 2014 nhằm đảm bảo công ty vẫn đang tập trung vào hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Vấn đề này gắn liền với mức thù lao năm 2015 của HĐQT và BKS.

Bởi trong năm qua, nhiều doanh nghiệp đưa ra những con số kế hoạch lợi nhuận rất “đẹp” nhưng lại xa vời thậm chí là khá viển vông so với thực tế đạt được như tại AVF (lỗ tới gần 900 tỷ đồng), SQC (lỗ 128 tỷ đồng), PXT (âm 159 tỷ đồng), RIC (âm 153 tỷ đồng), POM (lỗ 25 tỷ đồng)… Hay ban lãnh đạo cố tình đặt kế hoạch thấp nhằm vượt mạnh kế hoạch để được lãnh thưởng như tại PPE, HT1, VOS, TMT…?

Ngoài ra, cũng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua là nguồn thu chủ yếu đến từ đâu? Bởi có nhiều doanh nghiệp ghi nhận lãi tăng mạnh nhờ hoạt động tài chính và hoạt động khác chứ không phải đến từ hoạt động chính yếu như HAP, HAG, PPC, SZL

Thứ sáu, nỗ lực giảm thiểu rủi ro. Trong trường hợp điều kiện kinh doanh năm trước không thuận lợi, tìm hiểu nguyên nhân và xác nhận các bước tiếp theo để công ty tránh lặp lại rủi ro trong quá khứ như tại HLA, KSA, HMC

Ngoài ra, cổ đông cũng cần quan tâm tới kế hoạch mua cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp để làm gì mà không dùng cho các mục đích khác như mở rộng hoạt động sản xuất, M&A, thanh toán nợ…; tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quý 1/2015; rủi ro nào mới xuất hiện hoặc nêu lên các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh doanh của công ty mà ban điều hành chưa đề cập; vị thế hiện tại của doanh nghiệp cũng như triển vọng ngành…

Thanh Nụ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (40)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

IDI kế hoạch lãi sau thuế 2024 gấp 3 lần

Sau một năm kinh doanh không như kỳ vọng, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng trưởng nhảy vọt.

Chủ tịch VNDIRECT gửi tâm thư về sự cố hệ thống bị hacker tấn công

Mới đây, bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) đã gửi đi tâm thư nói về sự cố tấn công mạng làm gián đoạn, ngừng trệ giao dịch tại VND...

Một cổ phiếu bất động sản tăng vọt hơn 20% từ đầu năm, kế hoạch lãi tăng 41%

Hưởng lợi từ hai dự án lớn, giá cổ phiếu CTCP Tập đoàn Nam Mê Kông (HNX: VC3) tăng nóng hơn 20% từ đầu năm. Công ty đặt kế hoạch lãi ròng 2024 đạt 199 tỷ đồng, tăng...

Phó Tổng GVR: Giá cao su vẫn sẽ ở mức cao ít nhất đến tháng 5, 6

Tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1, ông Trần Thanh Phụng - Phó Tổng Giám đốc GVR đã có những chia sẻ về tình hình giá cao su tăng mạnh gần đây và dự báo về giá cao...

ĐHĐCĐ Nam A Bank: Mục tiêu lãi trước thuế 4,000 tỷ, chia cổ tức 25%

Sáng ngày 29/03/2024, tại Đà Lạt, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, HOSE: NAB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức, tăng...

GVR: Xấp xỉ 25,000ha đất cao su được chuyển đổi, bổ sung 650ha đất cho 3 khu công nghiệp

Ngoài thông qua nội dung các tờ trình, ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) diễn ra sáng 29/03 còn đáng chú ý...

FPT quyết tâm vươn tầm "world class", mục tiêu 5 tỷ USD từ thị trường nước ngoài vào 2030

CTCP FPT (HOSE: FPT) đặt mục tiêu 5 tỷ USD doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin cho thị trường nước ngoài vào năm 2030. Đồng thời thể hiện quyết tâm nâng tầm, vượt...

MBS hé lộ kết quả kinh doanh quý 1 tăng ít nhất 30%

CEO MBS cho biết các chỉ tiêu kinh doanh quý 1 của Công ty đạt được khá tích cực với mức tăng trưởng tối thiểu 30% so với cùng kỳ năm trước.

Điều gì khiến các tổ chức tài chính đánh giá tích cực về Masan trong năm 2024?

Trong năm 2024, Masan sẽ tiếp tục tăng tốc ứng dụng công nghệ tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên toàn hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ và tăng quy mô khách hàng...

Lãi ròng 2023 của VHM tăng 246 tỷ sau kiểm toán

Hậu kiểm toán 2023, CTCP Vinhomes (HOSE: VHM) ghi nhận lãi ròng tăng 246 tỷ đồng so với báo cáo tự lập, tuy nhiên giá trị này chỉ tương đương mức tăng xấp xỉ 1%.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98