Nga và Ukraine - hai nhân tố mới trong cuộc đua về giá thép

01/03/2015 09:02
01-03-2015 09:02:00+07:00

Nga và Ukraine - hai nhân tố mới trong cuộc đua về giá thép

Nguồn thép giá rẻ từ Nga và Ukraine đang làm các nhà sản xuất thép từ châu Á đến châu Âu “hoang mang” khi hai nước này cùng Trung Quốc gia tăng lượng xuất khẩu thép, đẩy thị trường thép thế giới lâm vào cảnh dư cung.

Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất thép tại Nga. (Nguồn: http: englishrussia.com/)

“Cơn lũ” thép giá rẻ và nhu cầu yếu là hai nhân tố sẽ chi phối giá thép thế giới - vốn đã chạm đáy từ năm 2009, đồng thời đe dọa tương lai của các nhà sản xuất thép.

R.K. Goyal, giám đốc quản lý công ty sản xuất thép Ấn Độ Kalyani Steels Ltd, chia sẻ: “Chúng tôi đang hết sức thất vọng. Tôi không chắc về khả năng các nhà sản xuất thép như chúng tôi có thể ‘trụ lại’ hay không. Một số khách hàng đang yêu cầu đại hạ giá thép."

Theo Công ty tư vấn CRU, trong năm 2014, xuất khẩu thép của Nga và Ukraine đã tăng lên 46,4 triệu tấn, gần bằng một nửa mức xuất khẩu kỷ lục 93,78 triệu tấn của Trung Quốc - nước xuất khẩu thép lớn nhất thế giới.

Theo ông Dmitry Popov thuộc CRU, Nga và Ukraine đang dần trở thành một “Trung Quốc mới” trên thị trường thép, không phải về sản lượng, mà là tầm ảnh hưởng của họ tới giá thép thế giới.

Theo Liên hiệp Sắt và Thép Trung Quốc, bất chấp việc xóa bỏ một số chính sách hoàn thuế, xuất khẩu thép Trung Quốc trong năm nay dự đoán vẫn vào khoảng 80-90 triệu tấn do tình trạng dư thừa công suất kéo dài và nhu cầu nội địa suy giảm. Dù cho không được hoàn thuế, giá thép của Trung Quốc vẫn rẻ hơn 5 USD/tấn so với hầu hết các nước sản xuất thép khác.

Tuy nhiên, theo ông Roberto Cola, người đứng đầu Viện Sắt và Thép Philippines, đây là thời điểm để các nhà sản xuất thép Nga “nhập cuộc," thậm chí còn vượt đối thủ cạnh tranh đáng gờm này. Ông nói: “Nga sẽ chạy đua với Trung Quốc. Giống như Trung Quốc, Nga cũng đang ‘trong trận chiến’ với tình trạng thừa công suất."

Trung Quốc có lợi thế hơn Nga tại thị trường châu Á về mặt địa lý cũng như một số thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đã ký kết, giúp dỡ bỏ các rào cản thương mại. Năm ngoái, Philippines, trước kia đã từng là khách hàng của Nga, là thị trường tiêu thụ thép lớn thứ ba của Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga cũng có lợi thế tương xứng đối với thị trường châu Âu khi đồng ruble mất giá trong thời gian gần đây.

Ông Jeremy Platt, chuyên gia phân tích tại MEPS, nêu rõ: “Tính cho tới thời điểm hiện tại, thép của Xứ sở Bạch dương có lẽ là nguồn hàng hấp dẫn nhất đối với thị trường Liên minh châu Âu (EU) do đồng rouble rớt giá."

Theo ông Popov, trong tháng Một vừa qua, giá xuất khẩu thép cuộn nóng của các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), hầu hết do Nga và Ukraine chiếm lĩnh thị phần, giảm còn 435 USD/tấn, vẫn thấp hơn 10 USD so với giá thép từ Trung Quốc.

Kim Dung

vietnam+



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc yêu cầu Mỹ dừng tăng thuế với các sản phẩm thép và nhôm của nước này

Sau khi Tổng thống Joe Biden kêu gọi tăng thuế mạnh đối với các sản phẩm kim loại của Trung Quốc, Bộ Thương mại Trung Quốc đã lên tiếng phản đối, kêu gọi Mỹ ngay...

Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc

Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của...

Trung Quốc: Xuất khẩu thép quý 1 đạt gần 26 triệu tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ

Trong bối cảnh khủng hoảng bất động sản vẫn còn tiếp diễn và nhu cầu nội địa không hồi phục mạnh như dự báo, xuất khẩu các sản phẩm thép của Trung Quốc đạt mức cao...

Nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng trở lại và ổn định trong năm 2024

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết nhu cầu thép toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 1,7% lên 1,793 tỷ tấn trong năm 2024, và tăng 1,2% lên 1,815 tỷ tấn trong năm 2025.

Yêu cầu bổ sung thông tin hồ sơ chống bán phá giá với sản phẩm thép cán nóng

Sau khi doanh nghiệp bổ sung thông tin theo yêu cầu, Cục Phòng vệ Thương mại xem xét hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép cán...

Giá thép xây dựng giảm lần thứ 3 từ đầu năm

Các doanh nghiệp thép xây dựng lại tiếp “bài ca” giảm giá, với đợt điều chỉnh khoảng 100,000 đồng/tấn.

Cạnh tranh với Trung Quốc, Hòa Phát hạ giá bán thép HRC xuống 550 USD/tấn

Mới đây, hãng thép Hòa Phát (HOSE: HPG) đã hạ mạnh giá bán thép cuộn cán nóng (HRC) trong bối cảnh nhu cầu yếu và áp lực phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc.

Giá quặng sắt xuống đáy 10 tháng vì bất động sản Trung Quốc khủng hoảng

Giá quặng sắt rơi xuống mức thấp nhất trong 10 tháng khi hoạt động xây dựng của Trung Quốc vẫn rất ảm đạm, trong khi nguồn cung quặng sắt lại tăng vọt.

Vì sao 9 đơn vị kiến nghị xem xét lại việc điều tra bán phá giá thép HRC nhập?

Trong đơn kiến nghị, 9 doanh nghiệp thép cho rằng nếu khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm HRC nhập khẩu sẽ gây ra hậu quả tiêu cực không chỉ với...

Thép Trung Quốc ồ ạt tràn vào Việt Nam, đe dọa sản xuất trong nước

Lượng thép nhập khẩu, chủ yếu từ Trung Quốc, liên tục tràn vào Việt Nam. Điều này đã gây áp lực rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98