Nghĩ từ chỉ số CPI tháng 2

06/03/2015 10:19
06-03-2015 10:19:52+07:00

Nghĩ từ chỉ số CPI tháng 2

Giá của nhóm ngành giao thông (nhất là xe khách) hầu như không giảm hoặc có giảm chỉ là chiếu lệ hoặc chỉ giảm khi có đoàn kiểm tra. Nhưng chỉ số giá nhóm ngành giao thông giảm đến 4,41% so với tháng 1-2015 và giảm đến 8,2% so với tháng 12-2014. Sao lạ vậy?

Dù là tháng tết nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn giảm

Mới đây, Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2-2015 giảm 0,05% so với tháng 1-2015 và 0,25% so với tháng 12-2014. Công bố này dựa vào đợt khảo sát giá ngày 15-2. Cụ thể, có ba nhóm sản phẩm có CPI giảm là nhà ở và vật liệu xây dựng, bưu chính- viễn thông và giao thông. Trong đó, giảm đáng kể nhất là nhóm ngành giao thông, giảm đến 4,41% so với tháng 1-2015 và giảm đến 8,2% so với tháng 12-2014.

Tôi và một số người thắc mắc chỉ số giá ngành giao thông có phản ánh thực tế và mức độ tác động của nó đến CPI nói chung như thế nào?

Những câu hỏi thường được đặt ra sau mỗi kỳ công bố số liệu thống kê: đối tượng khảo sát là ai (người bán sản phẩm hay người tiêu dùng?), quyền số để tính chỉ số giá ra sao... Với những câu hỏi này, câu trả lời của cơ quan thống kê thường là cơ quan này đã “làm theo đúng chuẩn mực quốc tế...”. Một câu trả lời thực ra là không trả lời gì cả!

Tôi đã rất vui mừng khi vào trang web của TCTK và tìm thấy mục “Khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê” nhưng vào đi vào lại nhiều lần thì đấy vẫn chỉ là “trang trắng”.

Trên thực tế, giá của nhóm ngành giao thông (nhất là xe khách) hầu như không giảm hoặc có giảm chỉ là chiếu lệ hoặc chỉ giảm khi có đoàn kiểm tra. Tôi thường xuyên phải đi xe khách, đã chứng kiến điều này. Trên lộ trình tôi đi, giá vé có giảm một lần, khoảng 5% (từ 85.000 đồng xuống 80.000 đồng) nhưng thời gian giảm chỉ trong một ngày, sau đó tăng lại như cũ. Nếu thống kê viên về giá đi hỏi người bán sản phẩm trong trường hợp này thì sẽ được một con số ảo.

Tuy mục “Khái niệm, định nghĩa, phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê” không có thông tin nhưng qua tìm hiểu, tôi được biết quyền số để tính chỉ số CPI là quyền số của năm 2009 và không thay đổi đến nay. Điều tra mức sống hộ gia đình được thực hiện hai năm một lần vào các năm chẵn, sao không sử dụng để cập nhật quyền số để tính CPI? Hơn nữa về mặt nguyên tắc, cơ cấu về tiêu dùng từ bảng cân đối liên ngành (bảng I/O), từ điều tra mức sống và từ việc tính toán giá phải tương thích với nhau. Liệu đã có sự tương thích này?

Tiết Đinh Sơn

tbktsg





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98