TPP lại chờ TPA

30/03/2015 06:55
30-03-2015 06:55:00+07:00

TPP lại chờ TPA

Liệu TPP có về đích vào năm nay không? Tính ra thì đã năm năm đàm phán, các mốc thời hạn đặt ra lần lượt trôi qua, và năm 2015 được cho là cơ hội cuối cùng.

Mong đợi TPP sẽ có hiệu ứng tích cực với các nền kinh tế thành viên.

Thêm một tuần đàm phán từ ngày 9 đến 15-3 tại Hawaii, Mỹ, nhưng bóng dáng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vẫn còn xa vời. Sau hai cuộc đàm phán hồi tháng 2 ở New York, rồi tháng 3 ở Hawaii, Mỹ, cuộc đàm phán lần này có cùng điểm chung là không đạt được nhiều tiến bộ, chưa nói đến những đột phá.

Trước khi đến Hawaii, có tin cho biết 12 thành viên đã hoàn tất được 9 trong tổng số khoảng 30 chương, và nhiều chương đã đi gần đến hồi kết. Ở Hawaii, các nhà đàm phán lại lần giở lại những vấn đề xương xẩu như doanh nghiệp nhà nước, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, đầu tư…, tập trung vào các vấn đề kỹ thuật, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng sắp tới.

Ít nhất, những cuộc đàm phán song phương giữa Mỹ và Nhật Bản cũng thu được các kết quả. Thuế thịt bò dường như đã có những dấu hiệu nhượng bộ từ Nhật Bản. Ở mức 38,5% hiện tại, người Nhật đồng ý hạ xuống một nửa, còn 19,5%, và sau đó về 9% trong thời hạn 15 năm. Nhưng Tokyo lại thòng thêm câu là nếu như ngành thịt bò ở nước này bị đe dọa thì sẽ áp dụng biện pháp phòng vệ, nâng lên thành 20%. Thịt bò, cùng với gạo, thịt heo, sữa và đường là năm ngành nông sản mà họ kiên quyết bảo hộ. Tháng 4 được kỳ vọng sẽ có những bước đột phá cho hai cường quốc này khi Thủ tướng Abe thăm chính thức Mỹ mà TPP là một nội dung lớn.

Nhưng những tiến bộ ì ạch dường như đã cản trở nỗ lực này, và có vẻ như thời gian cho cuộc gặp sắp tới chưa có. Rồi lại có tin, tháng 5 các bộ trưởng sẽ gặp nhau. Khi đó, những chương cuối cũng sẽ được các quyết tâm chính trị thúc đẩy đi đến hoàn thành và các bên đặt bút ký vào một bản cuối. Phần còn lại chờ Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn là có hiệu lực.

Nhưng chính vì vậy lại phải nhắc đến tầm quan trọng của quyền đàm phán nhanh - TPA - mà các nhà lập pháp Mỹ đang treo chưa biết đến bao giờ trao cho bên hành pháp.

Sau chiến thắng của đảng Cộng hòa, vốn là những người ủng hộ các hiệp định tự do, mọi chuyện tưởng đã xuôi chèo mát mái. Orrin Hatch, người đứng đầu Ủy ban Tài chính Thượng viện, là nơi có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về thương mại, đã ra chỉ dấu hồi tháng 1 rằng nghị trình của ông sẽ bắt đầu bàn luận đến trao TPA vào tháng 2.

Bên ngoài, những tiếng nói phản đối từ nghiệp đoàn, từ nhiều chuyên gia có vẻ như đang ngày một mạnh mẽ. Bên trong, có vẻ như những người chống đối TPP ở phe Cộng hòa kết bè cùng với những người chống TPP ở phe Dân chủ, tập hợp thành một lực lượng khá mạnh.

Nhưng rồi mới đây ông Hatch thừa nhận rằng các thành viên của đảng mình gặp khó khăn trong việc thu hẹp khoảng cách với các đồng sự phe Dân chủ về đạo luật này, và khó có thể tranh luận được trước tháng 4. Và dù kiểm soát lưỡng viện thì cũng không dễ thông qua được TPA này, một khi phe chống đối hai đảng liên minh với nhau. Và thế là TPA lại tiếp tục bị “quy hoạch treo”.

Không có TPA, chính quyền ông Obama khó mà thuyết phục được các đối tác, và khó mà mạnh dạn ký kết những điều khoản trên bàn đàm phán, vì nỗi lo bị các nghị sĩ can thiệp vào.

Thứ Sáu tuần trước, trong một cuộc họp báo tại Tokyo, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Akira Amari nói rằng sẽ khó đạt được thỏa thuận giữa hai nước nếu Quốc hội Mỹ không trao TPA cho hành pháp Mỹ. Cũng theo ông thì không chỉ Nhật mà nhiều thành viên khác cũng có chung quan điểm, rằng TPA đóng vai trò cốt yếu cho sự thành bại của TPP. Và dù hai bên đang nỗ lực thống nhất, thì chuyến thăm Mỹ của ông Abe vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, cũng khó đạt được thỏa thuận đột phá. Thậm chí, theo Bộ trưởng Thương mại New Zealand Tim Groser, các bên không thể kết thúc đàm phán mà không có TPA được.

Vậy câu hỏi đặt ra là TPP có về đích được vào năm nay hay không? Tính ra thì đã năm năm đàm phán, các mốc thời hạn đặt ra lần lượt trôi qua, và năm 2015 được cho là cơ hội cuối cùng. Nói thế là bởi lẽ, 2016 là năm bầu cử tổng thống, khi đó xã hội Mỹ sẽ tập trung cho chuyện này, chẳng ai bận tâm đến TPP nữa. Vì thế, nếu không hoàn tất, chưa biết đến khi nào.

Không có TPA, TPP chưa thể chắc chắn, cho dù các nhà đàm phán có nỗ lực đi đến một thỏa thuận kết thúc. Mà TPP thì rất quan trọng cho chiến lược xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama. Thiếu TPP, chiến lược này khó có thể nói là thành công được.

Thiếu TPP, hai đối tác Mỹ và Nhật không thể nào xóa đi những bất đồng để cùng nhau hơp tác trong các lĩnh vực quốc tế hóa, dịch vụ tài chính, bảo vệ tài sản trí tuệ và kiểm soát nền kinh tế Internet, vốn là những tâm điểm của kinh tế thế kỷ 21.

Tiểu Minh

tbktsg







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98