Xuất khẩu gạo qua biên giới: Chủ động phòng tránh rủi ro

30/03/2015 08:34
30-03-2015 08:34:36+07:00

Xuất khẩu gạo qua biên giới: Chủ động phòng tránh rủi ro

Những năm qua, Việt Nam luôn là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và uy tín của hạt gạo Việt cũng từng bước lan tỏa, hình thành thương hiệu gạo Việt Nam. Đó là thành công lớn của nền kinh tế.

Song, thực trạng xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế như mong muốn, nhất là xét về lợi nhuận và sự ổn định trong thị trường. Đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là bài toán khó.

Tính chung, Việt Nam thường xuyên xuất khẩu hơn 5 triệu tấn gạo mỗi năm, trong đó có thị trường Trung Quốc thông qua biên giới phía Bắc. Trung Quốc nổi lên là nhà nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam trong vài năm gần đây. Cũng nhờ đó, doanh nghiệp (DN) thu gom, xuất khẩu gạo có thêm mối tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và cũng là một cách gián tiếp tạo điều kiện rộng mở đối với đầu ra cho nhiều hộ gia đình nông dân trong nước. Theo thống kê, năm 2013 giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc đạt 1 tỷ USD và năm 2014 con số này cũng tăng lên khoảng 20%. Nhu cầu nhập khẩu gạo để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của Trung Quốc được đánh giá là liên tục, tạo ra một tiền đề để các DN hai bên có điều kiện thực hiện tốt vai trò là đối tác cung và cầu của nhau. Mặt khác, nếu so sánh thuần túy thì, chi phí để thực hiện xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng có phần rẻ hơn so với xuất gạo sang những thị trường xa xôi, bởi được vận chuyển theo đường sắt, đường bộ, với khoảng cách gần về địa lý.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là vẫn còn một tỷ trọng không nhỏ khối lượng gạo xuất sang Trung Quốc được thực hiện bằng phương thức buôn bán qua đường tiểu ngạch. Thực tế này ẩn chứa khá nhiều bất lợi, phức tạp và có thể gây hệ lụy hoặc thiệt hại cho DN của ta. Các chuyên gia đã cảnh báo, không ít hợp đồng đã ký nhưng bị đối tác hủy bỏ vì nhiều nguyên nhân bất hợp lý, trong đó không loại trừ khả năng nhằm gây khó khăn, ép giá đối với DN Việt Nam. Khi rơi vào tình trạng như vậy, DN trong nước phải đối mặt với nhiều "cái nhỡ" như đã thu mua gạo và tồn trữ để chờ xuất hàng qua biên giới, phải chịu thêm chi phí bảo quản, trông giữ gạo; bị đe dọa hao hụt, nhất là ẩm mốc làm mất chất lượng gạo.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tình trạng này vẫn diễn ra, đặt nhiều đơn vị theo nghiệp xuất khẩu gạo luôn trong tình trạng kinh doanh mà…"thon thót" như đánh bạc vậy. Người ta cũng không quên và có thể liên tưởng đến cảnh tương tự với hình ảnh hàng đoàn xe chở các loại nông sản khác như dưa hấu, dứa, thanh long... xếp hàng dài chờ qua cửa khẩu rồi có khi phải đổ đi giữa đường. Thực tế cho thấy, xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch luôn đặt DN vào tình huống… khó lường. Ngoài ra, kể cả trong trường hợp vận chuyển, giao hàng suôn sẻ thì DN còn phải đối phó với những bất lợi, rủi ro khác có thể phát sinh bất ngờ như rủi ro trong thanh toán vì thông thường hai bên mua và bán không giao dịch qua ngân hàng như xuất khẩu chính tắc; không có bảo hiểm cho hàng hóa hoặc nếu có phát sinh mâu thuẫn thì lại càng không thể nhờ cậy cơ quan pháp luật hay trọng tài kinh tế phân xử…

Mặc dù nguyên nhân đã được xác định, nhưng đến nay dường như vẫn chưa thể khắc phục, ngăn chặn để giảm thiệt hại cho DN. Các chuyên gia khuyến nghị, DN nên từng bước chuyển đổi sang phương án xuất khẩu theo đường chính thức, chủ động đàm phán các điều kiện liên quan, nhất là về giá bán để tự nâng cao giá trị hàng hóa của mình; thuyết phục đối tác nhập khẩu tuân thủ các yêu cầu bắt buộc theo thông lệ quốc tế như: thực hiện bảo hiểm, thanh toán qua ngân hàng, hình thành thói quen tôn trọng bạn hàng và sẵn sàng đàm phán, giải quyết những vấn đề phát sinh hoặc tranh chấp bằng trọng tài, tòa án… Đặc biệt, muốn phòng tránh rủi ro thì mỗi đơn vị xuất khẩu gạo cần tự giác từ bỏ thói quen buôn bán tiểu ngạch; dứt bỏ lối làm ăn "cò con" và nhấn mạnh yêu cầu văn minh thương mại trong hoạt động giao thương.

Về phía mình, các DN cũng mong muốn Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng tập trung để nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng gồm đường sá, nhà kho, bến bãi khu vực để hỗ trợ hoạt động biên mậu. Riêng chính quyền các địa phương vùng biên giới cần quan tâm cũng như có biện pháp hỗ trợ DN thông qua gặp gỡ, trao đổi nhằm thống nhất với phía bạn để kết hợp đẩy mạnh giao thương nhằm đơn giản hóa thủ tục, những điều kiện thông thoáng và phù hợp đối với DN thực hiện xuất khẩu qua biên giới. Làm được như vậy sẽ bảo đảm sự thông suốt, tránh thiệt hại đối với DN, từ đó khai thác tối đa tiềm năng của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nước…

Anh Minh

Hà Nội mới



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngành sắn đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2023

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dự kiến đến năm 2030 diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%. Kim ngạch xuất khẩu sắn và...

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98