Cây trồng biến đổi gen không phải là "chìa khóa vàng" cho nông nghiệp

20/04/2015 07:05
20-04-2015 07:05:00+07:00

Cây trồng biến đổi gen không phải là "chìa khóa vàng" cho nông nghiệp

Công nghệ sinh học hay cây trồng biến đổi gen chỉ là một trong những giải pháp góp phần tạo ra các loại giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của bà con nông dân, chứ không phải là "chìa khóa vàng" cho ngành nông nghiệp. Đó là khẳng định của các nhà khoa học liên quan đến việc phát triển các loại cây trồng biến đổi gen ở Việt Nam hiện nay.

Ngô biến đổi gen đến ngày cho thu hoạch tại xã Lang Minh, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)

Theo phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Văn Toản - Trưởng ban đào tạo sau Đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, thực chất của biến đổi gen là tổng hợp ra một loại protein mới có khả năng kháng chịu một đặc tính nhất định như kháng sâu, kháng thuốc trừ cỏ. Sau khi trải qua các biện pháp thử nghiệm, kiểm tra nghiêm ngặt và xác định loại protein này không phải là chất độc hay chất gây dị ứng đã biết, không phát sinh vấn đề mới và chất lượng không thay đổi so với sản phẩm truyền thống thì mới được đưa vào sử dụng.

Điển hình từ giống ngô biến đổi gen vừa được đưa vào sản xuất đại trà ở Việt Nam vừa qua, phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Văn Toản cho biết giống ngô biến đổi gen hiện đang được sử dụng đại trà hiện nay có hai loại đặc tính là kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ.

Những khu vực nào cây trồng thường xuyên bị sâu bệnh nặng thì trồng loại giống biến đổi gen kháng sâu mới phát huy tác dụng, năng suất cây trồng được đảm bảo. Ngược lại, ở những vùng ít bị sâu bệnh thì trồng loại cây biến đổi gen cũng không có ý nghĩa gì.

Tương tự, đối với loại kháng thuốc trừ cỏ, ở những vùng có thể sử dụng các biện pháp trừ cỏ khác hoặc cỏ ít thì không cần nhất thiết phải sử dụng loại cây trồng biến đổi gen có đặc tính này.

Liên quan đến một số ý kiến lo ngại trong tương lai sẽ hình thành những loài sâu hại siêu kháng thuốc, vô hiệu hóa tính năng kháng thuốc trừ cỏ và sâu đục thân của cây trồng biến đổi gen, ông Toản cho rằng, tính kháng để sinh tồn là bản chất tự nhiên của mọi sinh vật. Do đó, các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng giống cây trồng biến đổi gen bắt buộc phải có chương trình quản lí tính kháng, kéo dài thời gian hình thành tính kháng của sinh vật. Các biện pháp luân canh, xen canh cũng được khuyến cáo áp dụng khi trồng cây biến đổi gen.

Mặt khác, theo tiến sỹ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay trên thị trường bên cạnh các giống ngô biến đổi gen, bà con nông dân vẫn sử dụng các giống ngô lai với năng suất cao, giá thấp nên tính cạnh tranh cao. Đồng thời, Viện nghiên cứu Ngô cũng đang nghiên cứu, lai tạo giống ngô chống hạn với năng suất cao.

Việc đưa giống ngô biến đổi gen vào sản xuất đại trà chỉ làm phong phú thêm bộ giống đang sản xuất ở Việt Nam hiện nay để người nông dân có thêm sự lựa chọn chứ không phải là biện pháp thay thế. Do đó, người dân cần dựa trên điều kiện đất đai, khí hậu vùng đất nơi sản xuất, nhu cầu thực tế sử dụng cũng như năng lực tài chính để lựa chọn các loại giống cây trồng phù hợp.

Cũng theo tiến sỹ Dương Hoa Xô, gần 20 năm sau khi giống cây trồng biến đổi gen lần đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi, các tranh cãi về lợi-hại của nguồn giống này vẫn tiếp diễn trên thế giới. Do đó, cần minh bạch các thông tin liên quan để người dân, người tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn. Hiện đơn vị này đang nghiên cứu để tạo ra giống hoa biến đổi gen có thể kháng được một số virus gây hại./.


 

Hứa Chung

vietnam+

 





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Nghịch lý xuất khẩu cà phê, hồ tiêu

Cà phê Robusta và hồ tiêu là 2 mặt hàng xuất khẩu Việt Nam dẫn đầu thế giới nhưng thị phần lại đang rơi vào tay nhiều doanh nghiệp nước ngoài.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98