Giọt nước mắt của chứng khoán

12/04/2015 08:37
12-04-2015 08:37:00+07:00

Giọt nước mắt của chứng khoán

Nếu một ngày nào đó, sau 15 năm ra đời và hoạt động, bạn thấy Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (Hose) biến thành một chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (SGDCKVN) với trụ sở đặt tại Hà Nội và sàn cổ phiếu Hose có thể cũng được đưa về Thủ đô, thì TPHCM vẫn là đầu tàu kinh tế cả nước, vẫn là trung tâm tài chính nhưng lại thiếu vắng bóng dáng thị trường chứng khoán.

Sau nhiều tháng, năm dài tranh luận, cuối cùng tuần rồi Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề án SGDCKVN, theo đó trụ sở của sở sẽ đặt ở Hà Nội.

“Chợ chứng khoán” Hose đã được nhen nhóm, gầy dựng từ hai bàn tay trắng kinh nghiệm, nhưng lại tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin về sự đi lên của kinh tế Việt Nam. Ảnh: MINH KHUÊ

Một phần máu thịt

Năm 1996, ông Lê Văn Châu, khi ấy là Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được giao nhiệm vụ nghiên cứu thành lập thị trường chứng khoán. Ngay từ thời điểm đó, TPHCM đã được chọn là nơi đặt SGDCK đầu tiên và nơi mở sàn chứng khoán đầu tiên của cả nước. Thành phố không chỉ là nơi đột phá về cơ chế kinh tế, mà còn là nơi hình thành những ngân hàng TMCP, những công ty tài chính cổ phần, đồng thời là nơi khơi nguồn mạnh mẽ tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Tổ cổ phần hóa của thành phố với những chuyên viên kinh tế đặt tại Viện Kinh tế trên đường Hai Bà Trưng, quận 1, vừa làm thực tế, vừa tháo gỡ vướng mắc, vừa góp phần soạn thảo các văn bản pháp quy để chuyển DNNN thành công ty cổ phần. Và không phải ngẫu nhiên đề án thành lập thị trường vốn (tên gọi lần đầu của thị trường chứng khoán) được đề xuất với sự nỗ lực của các ban, ngành TPHCM để trình ra trung ương.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 đã dời ngày khai trương sàn chứng khoán TPHCM trễ ba năm. Tuy nhiên, trong ba năm đó chứng khoán “chợ đen” với sự tự do chuyển nhượng cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa bắt đầu hiện diện.

Người ta không đi tìm những cánh chim đầu đàn của nền kinh tế Việt Nam ở Hnx. Người ta tìm chúng ở Hose với những Vinamilk, Masan, Vingroup, Dược Hậu Giang, Kinh Đô, FPT, GAS, PVD, VCB, CTG, BID...

Năm 1999, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, còn được gọi là “ông chứng khoán”, Lê Văn Châu đặt vấn đề với thành phố chọn địa điểm đặt SGDCK TPHCM. Lãnh đạo thành phố đã không một chút đắn đo: bất cứ địa điểm nào ủy ban yêu cầu, thành phố sẵn sàng tạo mọi điều kiện đáp ứng.

Tòa nhà góc đường Hàm Nghi - Hải Triều, vốn là trụ sở cũ của Ngân hàng Đông Dương, được ngắm nghía, thành phố chuẩn bị phương án di dời các đơn vị trong đó. Khi phương án được chọn là tòa nhà của Thượng nghị viện cũ ở Bến Chương Dương, nhìn ra sông Sài Gòn (cũng là trụ sở của Hose hiện nay), Ủy ban Nhân dân TPHCM ngay lập tức chỉ đạo Sở Thương mại “đóng gói hành lý” về nơi ở mới. Sàn chứng khoán phải được đặt ở vị trí trung tâm của phố Wall Sài Gòn.

Nhắc lại cái thuở ban đầu ấy để thấy rằng thị trường chứng khoán đã gắn bó máu thịt, đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống kinh tế - xã hội thành phố, của cả nước. “Chợ chứng khoán” - cái tên nôm na mà ông Lê Văn Châu thường dùng để chỉ Hose với một niềm tự hào không giấu giếm - đã được nhen nhóm, gầy dựng từ hai bàn tay trắng kinh nghiệm, nhưng lại tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin về sự đi lên của kinh tế Việt Nam.

Vị thế dẫn đầu

Hose tròn 5 tuổi, sàn chứng khoán Hà Nội sinh sau đẻ muộn ra đời. Hnx có nhiệm vụ tập trung phát triển thị trường trái phiếu và nơi niêm yết cổ phiếu các công ty nhỏ. Sau này Hnx xây dựng thêm sàn UpCom dành cho các doanh nghiệp đăng ký giao dịch. Chưa bao giờ (xin nhấn mạnh ba chữ “chưa bao giờ”) Hnx có thể đạt được khối lượng, giá trị giao dịch bình quân cũng như mối quan tâm trực tiếp và gián tiếp của giới đầu tư nội lẫn ngoại to lớn như của Hose. Trong các cuộc tiếp xúc với giới đầu tư nước ngoài, nhắc đến thị trường chứng khoán Việt Nam, họ đương nhiên nhìn về Hose. Sàn phía Nam không cần bàn cãi, là gương mặt của thị trường chứng khoán quốc gia.

Trên bước đường phát triển của thị trường, vấn đề hợp nhất Hose và Hnx để tạo ra SGDCKVN được đặt ra. Định hướng và chủ trương của Nhà nước ngay từ đầu là Hnx sẽ vẫn chuyên sâu về trái phiếu, chứng khoán phái sinh trong tương lai, còn Hose tập trung vào cổ phiếu. Sàn cổ phiếu công ty nhỏ và UpCom sẽ chuyển vào Hose và Hose sẽ phân chia ra các sàn theo những tiêu chí nhất định. Các nước khác, nước nào cũng có 1-2 hoặc vài ba sàn cổ phiếu với chỉ số khác nhau. Trước mắt, khi thị trường phái sinh chưa có và thị trường trái phiếu chưa phát triển, việc phát triển thị trường cổ phiếu phải được đặt lên hàng đầu.

Không cần viện dẫn số liệu và kết quả những gì sàn Hose đã làm được trong 15 năm qua, người ta cũng dễ dàng nhận ra sự vượt trội của Hose so với sàn Hà Nội. Giới đầu tư quốc tế thường nhìn vào đâu để quyết định bỏ vốn vào chứng khoán? Trước tiên là quy mô, chất lượng hàng hóa, kế đó là công nghệ. Giá trị vốn hóa các công ty niêm yết trên Hose đến cuối năm 2014 chiếm tỷ lệ áp đảo 88% giá trị vốn hóa toàn thị trường, bằng 25,5% GDP cả nước. Cũng năm ngoái giá trị vốn hóa bình quân một công ty đạt 3.230 tỉ đồng; giá trị giao dịch bình quân một phiên lên tới 2.171 tỉ đồng, chiếm 73% thanh khoản toàn thị trường.

Nên nhớ Hose là nơi đầu tiên đề xuất và thực hiện bán đấu giá cổ phần DNNN cổ phần hóa qua sàn, cũng là nơi đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001-2008, nơi đầu tiên triển khai giao dịch trực tuyến, khớp lệnh liên tục.

Người ta không đi tìm những cánh chim đầu đàn của nền kinh tế Việt Nam ở Hnx. Người ta tìm chúng ở Hose với những Vinamilk (VNM), Masan (MSN), Vingroup (VIC), Dược Hậu Giang (DHG), Kinh Đô (KDC), FPT, GAS, PVD, VCB, CTG, BID... Những doanh nghiệp niêm yết lâu năm, lớn lên cùng thời gian thường chuyển niêm yết từ Hnx hay UpCom sang Hose chứ không có chuyện ngược lại (trừ trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc thu hẹp quy mô vốn liếng). Thử hỏi tới đây Sabeco, Vietnam Airlines, MobiFone, Saigontourist, Vissan hay bất kỳ “ông lớn” nào có ý định lên sàn, họ sẽ chọn Hose hay Hnx? Câu trả lời hiển nhiên là Hose!

Ai đó nói rằng thị trường chứng khoán là “canh bạc”, là “trò chơi”. Cũng không ít ý kiến nhận định chứng khoán chưa trở thành kênh huy động vốn đủ sức cạnh tranh với ngân hàng. Họ dường như đã quên bình quân các công ty niêm yết trên Hose tăng gấp đôi về giá trị niêm yết theo mệnh giá so với lúc mới chào sàn.

... xem tiếp tại đây

Hải Lý

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (11)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán không giao dịch bù vào thứ Bảy

Ngày đi làm bù vào thứ Bảy (04/5/2024), các sở giao dịch chứng khoán và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC) sẽ không thực hiện giao dịch và...

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh?

Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB bắt đầu mua hơn 100 triệu cp SHB từ ngày 19/04. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong...

Tại sao cổ phiếu ngân hàng bị định giá thấp?

Nhìn vào ngành ngân hàng, chúng ta thường thấy chỉ số P/E (giá/thu nhập) thấp bất thường so với các ngành khác ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, để hiểu được liệu...

Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 19/04

Danh sách các mã cổ phiếu tăng và giảm mạnh nhất những phiên gần đây theo số liệu thống kê của Vietstock.

19/04: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?

Cùng điểm lại những tin tức tài chính kinh tế trong nước và quốc tế đáng chú ý diễn ra trong 24h qua trước giờ giao dịch hôm nay.

Thao túng giá cổ phiếu DST, một cá nhân bị xử phạt hơn nửa tỷ

Ngày 15/04, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã có quyết định xử phạt đối với ông Giang Tuấn Anh về hành vi thao túng giá cổ phiếu DST của CTCP Đầu tư Sao Thăng...

Nghỉ lễ 30/04 - 01/05, chứng khoán giao dịch bù vào thứ Bảy? 

Các sở giao dịch sẽ thực hiện hoán đổi ngày nghỉ lễ trong kỳ nghỉ lễ 30/04 - 01/05 sắp tới, dẫn tới việc nghỉ giao dịch vào ngày 29/04.

Theo dấu dòng tiền cá mập 17/04: Tự doanh và khối ngoại thay đổi động thái

Phiên giao dịch ngày 17/04, cả tự doanh công ty chứng khoán và khối ngoại đều có động thái trái ngược so với phiên 16/04.

PSH bất ngờ tăng trần sau chuỗi 5 phiên “lau sàn”, gần 20 triệu cp khớp lệnh

Phiên sáng ngày 17/04, cổ phiếu PSH của “đại gia xăng dầu miền Tây” CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu bất ngờ tăng giá “bật trần”, với gần 20 triệu cp...

Hàng trăm cổ phiếu lập kỷ lục mới dù VN-Index chưa vượt đỉnh cũ

Trong những tháng gần đây, VN-Index đã có những bước tiến nhanh chóng và thanh khoản cũng bùng nổ. Sự sôi động này gợi lại những kỷ niệm tươi đẹp của thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98