Putin: Bước lùi khi quân bài khí đốt hết linh?

29/04/2015 09:09
29-04-2015 09:09:00+07:00

Putin: Bước lùi khi quân bài khí đốt hết linh?

Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Năng lượng Nga Aleksandr Novak tuyên bố việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Ukraine sẽ bắt đầu từ tháng 4/2015 mà không phụ thuộc vào tình hình thanh toán nợ của Kiev. Đây là một bước nhượng bộ đáng kinh ngạc của Nga trong vấn đề Ucraine. Phải chăng, Tổng thống Putin đã tính lại hay con bài khí đốt không còn linh thiêng?

Cuộc chiến khí đốt của Nga - Ukraine

Nga và Ukraine là hai nước láng giềng gần gũi, chung ngôn ngữ và có sự đan xen về sắc tộc. Cả hai đã có thời kỳ cùng ở trong Liên bang Xô viết. Năm 1991, Liên xô tan rã, hai nước tách ra nhưng do lịch sử để lại, mối quan hệ kinh tế đan xen nên không dễ gì bỏ nhau được.

Trong các mối quan hệ ấy, khí đốt được coi là mặt hàng mà cả hai đều phụ thuộc nặng nề vào nhau. Là nước cung cấp tới 30% sản lượng khí đốt cho EU, hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Nga phải “mượn” đất của Ucraine mà khó có phương án khác thay thế. Ngược lại, Ukraine là nước dựa vào nguồn khí đốt của Nga để sưởi ấm mùa đông cho 46 triệu dân.

Sự lệ thuộc nặng nề về kinh tế đã khiến Ukraine vẫn loay hoay theo kiểu “dùng dằng nửa ở nửa về”. Một bên là EU năng động, giàu có, đầy sức sống với sự bảo trợ về an ninh của NATO, một bên là nước Nga rộng lớn, giàu tài nguyên, đầy tham vọng.

Con bài khí đốt

Dưới thời của Tổng thống Putin, người Nga đang nỗ lực lấy lại vị thế của mình như một siêu cường đối trọng của Mỹ và EU. Dĩ nhiên họ không muốn EU lại mở rộng lãnh thổ đến sát nách của mình. Để chi phối được nước láng giềng này, không còn cách nào khác là dùng con bài kinh tế mà khí đốt được sử dụng như một công cụ.

Mới đây, Tổng thống Putin nối lại việc bán khí đốt cho Ukraine, bất chấp việc nợ cũ chưa trả hết

Trong khi đó, một Ukraine bị hấp dẫn bởi cái mới và sự níu kéo mối quan hệ cũ là mâu thuẫn chính khiến những cuộc biểu tình liên miên mà đỉnh điểm là sự thay đổi chính phủ vào đầu năm ngoái. Petro Poroshenko, môt doanh nhân thân phương Tây đã trở thành tổng thống mới của Ukraina sau cuộc bầu cử ngày 25/05/ 2014.

Sự ra đời của Chính phủ mới chưa làm cho người Nga tâm phục khẩu phục, đặc biệt là những người Nga sống ở miền Đông Ukraine. Cuộc chiến Đông - Tây kéo dài đẩy Ukraine rơi vào nợ nần, Nga đóng van khí đốt khiến dân chúng nước này điêu đứng, lòng người phân ly.

Mỹ và EU đã thống nhất một lệnh trừng phạt với Nga khiến nước Nga bị cô lập. Hậu quả của chính sách này là đồng Rúp mất giá hơn 50% và hàng ngàn DN nga bị phá sản, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Ngày 12/2/2015, sau 16 giờ đàm phán tại Minsk, lãnh đạo 4 nước trong gồm Ukraine, Nga, Pháp và Đức đã đi đến được thỏa thuận ngừng bắn và rút các vũ khí hạng nặng khỏi khu vực xung đột Ukraine.

Tiếp theo việc rút vũ khí hạng nặng, mới đây TT Putin nối lại việc bán khí đốt cho Ukraine, bất chấp việc nợ cũ chưa trả hết. Không chỉ thế, ông Putin lại đại hạ giá gas xuống còn 247USD/1000m3.

Phải chăng con bài khí đốt giờ đây không còn linh thiêng?

Cuộc cách mạng dầu khí đá phiến

Trong thiên nhiên, dầu khí nằm trong lòng đất nhưng không mấy khi tích tụ dưới dạng “túi dầu” mà một phần rất lớn nằm rải rác trong phần rỗng của các tầng đá phiến. Trong lịch sử hàng trăm năm của ngành dầu khí, con người mới chỉ khai tác dầu khí ở dạng túi, mà chưa đụng đến dầu khí đá phiến cho đến khi công nghệ nứt vỡ thuỷ lực ra đời và hoàn thiện.

Nước Nga có vùng lãnh thổ rộng lớn, nhiều tài nguyên, nhất là dầu mỏ và khí đốt

Về cơ bản, công nghệ nứt vỡ thủy lực là kỹ thuật bơm chất lỏng gồm hỗn hợp nước, cát và hóa chất vào lỗ khoan với áp lực cực mạnh, làm nứt gãy các vỉa đá phiến, từ đó tạo ra các lỗ hổng để tập trung dầu và khí trong đá vào các giếng khoan để khai thác.

Công nghệ này có từ thế kỷ trước nhưng chỉ ở mức sơ khai và không mấy ai tin tưởng vào sự thành công của nó cho đến đầu thế kỷ vừa rồi. Việc hoàn thiện kỹ thuật nứt vỡ thủy lực trong khai thác dầu khí đá phiến đã khiến sản lượng dầu và khí của Mỹ tăng vọt trong gần một thập niên qua.

Từ năm 2005-2014, sản lượng khai thác dầu và khí đá phiến ở Mỹ tăng từ 5% lên đến 35% tổng lượng dầu khí khai thác ở nước này. Hiện Mỹ đã vượt Nga, trở thành nước sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới. Còn dầu thì từ năm 2008 đến nay, sản lượng Mỹ khai thác đã tăng đến 70%, lên mức 8,7 triệu thùng/ngày và trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới trong năm 2014. Đây là nguyên nhân chính khiến giá dầu liên tục giảm trong vài năm lại đây.

Mỹ từ một nước tiêu thụ và nhập khẩu dầu mỏ, nay đã trở thành quốc gia tự cân đối sản lượng, thậm chí có thể tham gia xuất khẩu và hỗ trợ đồng minh trong trường hợp mấy ông trùm OPEC (Organization of Petroleum Exporting Countries) đỏng đảnh.

Khi ngả về phương Tây, Ukraine đã từng bước giảm dần phụ thuộc khí đốt Nga xuống dưới 40%. Khi sở hữu công nghệ khai thác mới, khí đốt của Mỹ cũng sẵn sàng bán sang châu Âu với giá khoảng 200USD, còn thấp hơn cả giá của Nga.

Bằng công nghệ khoan ngang, người Mỹ đã hạ giá thành khai thác dầu khí một cách kinh ngạc. Hiện tại, các công ty của Mỹ có giá thành khai tác chưa tới 100 USD/1.000m3..

Nước Nga có vùng lãnh thổ rộng lớn, nhiều tài nguyên, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, ki những vũ khí quan trọng để chi phối cuộc chơi trong đó có dầu mỏ, khí đốt không còn sức mạnh như trước thì liệu Putin có phải nhượng bộ và tính lại bước đi của mình?

Phải chăng, khi hiểu được điều này nên trong cuộc trả lời phỏng vấn trực tuyến hôm 16/04, ông Putin trở nên mềm mỏng và thân thiện hơn?

Phan Thế Hải

vietnamnet





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98