Thâu tóm ngành gas

22/04/2015 14:40
22-04-2015 14:40:41+07:00

Thâu tóm ngành gas

Nhiều doanh nghiệp đang muốn nắm được kênh phân phối gas, chấp nhận đi đường vòng, bỏ chi phí lớn mua lại các chuỗi bán lẻ để tăng hiệu quả kinh doanh

Khi bàn về câu chuyện doanh nghiệp (DN) này mua lại hệ thống phân phối, bán lẻ của một DN khác, người ta thường nghĩ đến việc mở rộng mạng lưới, phát triển thị trường của ông chủ mới. Nhưng với những thương vụ mua gom các chuỗi bán lẻ gas của một vài DN lớn đã và đang diễn ra tại TP HCM thì lại khác.

Giá cao vẫn mua để... đóng cửa

Là DN đầu mối kinh doanh gas đang đẩy mạnh việc mua lại hệ thống bán lẻ của các DN khác, ông Trần Minh Loan, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Dầu khí Anpha (thương hiệu gas Giadinh), xác nhận đã sở hữu khoảng 100 cửa hàng gas khắp TP nhưng dự định sẽ giảm còn 70 cửa hàng trong năm 2015.

Trong đó, sẽ có 50 cửa hàng được dồn sản lượng, tự sống khỏe; 20 cửa hàng còn lại được DN nuôi để phát triển thị trường. Đây là các cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ gas Bình Minh, Rạng Đông, Hừng Sáng… đã quen thuộc với người tiêu dùng.

Chuỗi bán lẻ gas Bình Minh đã trở thành công ty con của doanh nghiệp kinh doanh gas đầu mối

Việc sang nhượng hay mở mới, thậm chí là đóng cửa một điểm bán lẻ, không có gì lạ nhưng với ngành gas thì bài toán tài chính khá “chát”. Bởi 10 năm qua, TP HCM tạm ngưng cấp phép mới nên cửa hàng bán gas bỗng nhiên “có giá” dù số lượng đang thừa.

Giới kinh doanh gas cho biết có cửa hàng rao giá tới 3 tỉ đồng trong khi giá trị tài sản chỉ hơn 500 triệu đồng. Có những cửa hàng đang sống “dặt dẹo”, sản lượng thấp, nếu là ngành khác đã tự phá sản thì cũng hét giá 100-200 triệu đồng. Và đương nhiên, với những cửa hàng thuộc chuỗi bán gas có thương hiệu sẽ hét giá còn cao hơn làm nản lòng không ít DN có nhu cầu mua lại.

Theo ông Trần Minh Loan, mấu chốt vấn đề là phải nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất ngành gas vốn đang thừa thãi thì mới có thể tăng năng lực cạnh tranh và sống sót trong cuộc cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Và khi những đơn vị hoạt động yếu kém không tự rút lui khỏi thị trường thì DN có năng lực tài chính phải bỏ tiền ra mua để sắp xếp lại.

Gom cả hộ cá thể

Theo giới kinh doanh gas, chỉ những DN có tiềm lực tài chính mạnh và sở hữu lượng cửa hàng lớn, phủ được thị trường thì mới dám quy hoạch lại hệ thống để khỏi cạnh tranh lẫn nhau. Một thực tế khác là thị trường TP HCM đang tiếp tục hình thành những chuỗi cửa hàng bán lẻ gas mới thông qua việc gom các cửa hàng của những hộ cá thể.

Như chuỗi cửa hàng bán lẻ gas Hướng Dương của Công ty TNHH Gas Hướng Dương, dù mới chính thức thành lập vào tháng 5-2014 nhưng đến nay đã có 13 cửa hàng và dự báo sẽ còn tăng nhanh số lượng trong thời gian tới. Ngoài ra, không thể không kể đến chuỗi bán lẻ Nam Gas với 32 cửa hàng dù chủ sở hữu là Công ty CP Nam Gas chỉ mới thành lập vào tháng 6-2014.

Với sức mạnh tài chính của cả hệ thống, chấp nhận lỗ ban đầu, các cửa hàng thuộc chuỗi mới đều tung ra hàng loạt chương trình khuyến mãi “khủng” để hút khách từ các cửa hàng truyền thống vốn phải luôn hạch toán lãi để sống. Từ đó, các cửa hàng ép ngược lên những DN đầu mối không có cửa hàng hoặc thương hiệu yếu để đòi tăng chiết khấu, đẩy họ vào tình thế buộc phải mua cửa hàng để có đầu ra.

Người tiêu dùng được gì?

Chính sự phụ thuộc vào hệ thống phân phối có sẵn, các DN đầu mối muốn bán được hàng buộc phải hạ giá, tăng chiết khấu cho đại lý mà không thể hạ giá cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, với đà của cuộc đua này sẽ đến lúc giấy phép kinh doanh gas không còn có giá và nếu DN, đại lý nào không đủ năng lực sẽ phải “trắng tay” rời thị trường.

Lãnh đạo Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng cái lợi của người tiêu dùng trước hết là được hưởng dịch vụ văn minh, an toàn từ hệ thống cung cấp chuyên nghiệp chứ giá gas khó lòng giảm vì mua cửa hàng hay tăng chiết khấu cho cửa hàng thì chi phí đều “khủng”.

Vị này cho biết thực chất việc bán gas không cần cửa hàng với chi phí mặt bằng không hề nhỏ như hiện nay do người mua gas chủ yếu gọi điện thoại, giao hàng tận nơi. Đến lúc nào đó, công tác quản lý nhà nước tốt hơn, theo kịp sự phát triển của công nghệ, thương mại điện tử thì DN chỉ cần vài kho gas, xe giao hàng thì giá gas đến tay người tiêu dùng mới hy vọng rẻ hơn.

Cửa hàng gas sẽ mất giá

Trước những bất cập của thị trường gas, cuối năm 2014, Sở Công Thương TP HCM đã trình dự thảo quy hoạch lại ngành gas lên UBND TP theo hướng sẽ cho phép các tổng đại lý và DN đầu mối được mở mới cửa hàng để hoàn thiện điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành tại Nghị định 107/2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Tuy nhiên, nghị định đang được Bộ Công Thương dự thảo sửa đổi nên quy hoạch này đang tiếp tục “treo”.

Theo dự thảo nghị định mới về quản lý gas, các cửa hàng gas chỉ còn được bán hàng cho một nơi (tổng đại lý hoặc DN đầu mối) thay vì 3 nơi (có thể lên gần chục thương hiệu). Nếu quy định này được ban hành, cửa hàng bán lẻ gas sẽ không còn có giá mà phải cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro cũng như trách nhiệm với nhà cung cấp.

Ngọc Ánh

người lao động



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề xuất nhà máy điện mặt trời được phép bán trực tiếp cho khách hàng qua đường dây riêng

Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc...

Cấp 'tín chỉ xanh' đối với các nhà máy sử dụng năng lượng sạch

Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và trình tự, thủ tục cấp "tín chỉ xanh" đối với các nhà máy sử dụng nguồn năng lượng sạch.

Còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết

Tính đến cuối tháng Ba, vẫn còn khoảng 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được phân bổ chi tiết, thậm chí 15 bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân là 0%.

Vì sao ngành điện muốn áp giá hai thành phần?

Với cách tính hiện nay, hai khách hàng dùng cùng lượng điện, tiền trả như nhau, nhưng chi phí nhà đèn bỏ ra cho họ chưa được phản ánh chính xác, theo chuyên gia.

Thủ tướng đề nghị Apple mở rộng kinh doanh và xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu

Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn...

Điện mặt trời mái nhà dư thừa: Phát lên lưới giá 0 đồng, không được tính tiền

Điện mặt trời mái nhà chỉ được tự dùng, không được bán cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu không dùng hết, phát lên lưới chỉ được ghi nhận sản lượng điện với giá 0 đồng...

Chủ tịch Tập đoàn Thuận An bị bắt: DN vài tỷ vốn tăng gấp 200 lần, nổi lên nhờ cầu đường

Từ một doanh nghiệp có quy mô vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 3,9 tỷ đồng, trong 10 năm trở lại đây Thuận An đã lớn nhanh như thổi, vốn điều lệ tăng gấp 200 lần lúc mới...

Nhiều tiệm vàng tại TP HCM bất ngờ đóng cửa

Cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đồng loạt kiểm tra các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mua bán vàng trên địa bàn thành phố

Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 38/CĐ-TTg ngày 15/4/2024 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng...

Ứng phó thế nào trước làn sóng thép ngoại tràn vào?

"Việc suy giảm thị phần nội địa của ngành sản xuất thép cuộn cán nóng trong nước là có. Việc mất 1/3 thị phần trong chưa đầy 1 năm là một trong những tín hiệu đáng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98