Bong bóng trái phiếu toàn cầu đã vỡ?

27/05/2015 14:28
27-05-2015 14:28:00+07:00

Bong bóng trái phiếu toàn cầu đã vỡ?

Nhà đầu tư đua nhau tháo chạy khỏi trái phiếu của Mỹ và châu Âu trong các tuần gần đây. Liệu đó có phải là dấu chấm hết cho một đợt phục hồi đầy ngoạn mục của kênh tài sản này.

* Chủ tịch Fed khẳng định không có bong bóng chứng khoán

Vẫn còn quá sớm để có thể nói lên điều gì. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã chạm mức cao nhất trong 6 tháng trước khi chững lại do một số người mua trở lại với thị trường, nhờ đó Chính phủ Mỹ bán được 24 tỷ USD trái phiếu mới với kỳ hạn 3 năm.

Cách đây khoảng 3 tuần, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ ở vào khoảng 1.92%. Còn trong tuần trước, mức lợi suất này đã lên tới 2.22% do làn sóng tháo chạy của nhà đầu tư.

Nguồn: CNN Money

Có vẻ như đó không phải là một sự biến động quá mạnh nhưng cũng là một sự kiện chấn động đối với thị trường tài sản cố định vốn khá im lìm. Điều này đồng nghĩa với việc bất kỳ ai nắm giữ trái phiếu cũng sẽ bị thua lỗ nặng nề. Và hiện nhiều nhà đầu tư đang làm như vậy.

Trong khi tình hình tại Mỹ đã khá tệ, tình hình tại châu Âu còn tệ hơn. Theo đó, lợi suất trái phiếu của các nước Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Ý cũng đồng loạt tăng vọt.

Dĩ nhiên, hiện lợi suất vẫn còn tương đối thấp so với mức bình quân trong lịch sử. Tuy nhiên, lợi suất của những nước này đang đứng sát các mức cao nhất trong năm nay. Xu hướng chính là những gì đang khiến thị trường hoảng sợ và cho thấy thị trường thay đổi nhanh đến mức nào.

Điều đó có ý nghĩa gì?

Theo báo cáo của Bloomberg, giá trị thị trường trái phiếu toàn cầu đã giảm mạnh hơn 430 tỷ USD kể từ khi lợi suất bắt đầu tăng vọt trong tuần từ ngày 04-08/05.

Vậy điều gì đang diễn ra? Mới nghe qua, lý do có vẻ không hợp lý lắm.

Hiện Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang mua vào trái phiếu, một chính sách được biết đến với tên gọi “nới lỏng định lượng” (QE), nhằm duy trì lãi suất ở mức thấp.

Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã dừng chương trình QE trong năm ngoái và dự định nâng lãi suất trong năm nay nhưng hầu hết các nhà đầu tư đều cho rằng lãi suất sẽ không tăng mạnh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mối lo ngại ngày càng thấp về tình trạng giảm phát tại châu Âu đã kéo lợi suất trái phiếu khỏi các mức đáy. Giá tiêu dùng tại khu vực này đã đi ngang trong tháng trước sau 4 tháng suy giảm liên tiếp trước đó.

Một lý do thôi thúc nhà đầu tư mua vào trái phiếu – và trong một số trường hợp thậm chí còn chấp nhận mức lợi suất âm – là nỗi lo sợ rằng giá tài sản sẽ tiếp tục giảm. Trong trường hợp đó, mức thua lỗ nhỏ có thể được xem là chấp nhận được.

Vì thế, việc lợi suất trái phiếu châu Âu bắt đầu leo thang cũng là lẽ tự nhiên. Đơn giản là vì lợi suất tại khu vực này không thể giảm thêm được nữa.

“Các ngân hàng trung ương đã khiến lợi suất giảm trong một thời gian quá dài”, nhận định của Tom Clarke – Giám đốc của William Blair Macro Allocation Fund tại London.

Bên cạnh đó, còn có chứng cứ cho thấy bức tranh kinh tế Eurozone đang dần khởi sắc. Có thể các động thái của ECB đã thực sự phát huy tác dụng.

Leah Bennett, đồng giám đốc đầu tư của South Texas Money Management, cho biết tín dụng ngân hàng dành cho cho các doanh nghiệp nhỏ đã gia tăng trong quý 1 vừa qua. Bà cũng chỉ ra rằng xuất khẩu tại châu Âu, đặc biệt là Đức, đã tăng vọt nhờ vào đà rớt giá của đồng EUR trong năm nay.

Trong bối cảnh như vậy, lợi suất trái phiếu sẽ gia tăng. Đó cũng chính là điều thường xảy ra khi nền kinh tế cải thiện.

Nỗi lo giảm phát lắng dịu. Vậy tại sao lợi suất tại Mỹ cũng gia tăng?

Lợi suất trái phiếu của các thị trường phát triển thường dịch chuyển cùng chiều, nhận định của ông Ashraf Laidi, chiến lược gia trưởng toàn cầu của City Index tại London. Mỹ và châu Âu thường được xem là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư.

Đà phục hồi của giá dầu cũng đang góp phần đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao, ông Laidi cho biết thêm. Gần đây, giá dầu thô đã tăng vọt qua mốc 60 USD/thùng và hiện đang dao động gần các mức cao nhất trong năm nay. Theo ông Laidi, tất cả đều là nhờ sự suy giảm của nỗi lo về giảm phát toàn cầu.

Đó là một thông tin tuyệt vời cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, điều đó cũng có thể khiến nhà đầu tư trái phiếu đau đầu hơn nếu lợi suất tăng vọt.

Mike O'Rourke, chiến lược gia trưởng của JonesTrading cho biết trong một nghiên cứu gần đây rằng, giá tài sản trên thị trường vẫn còn bị bóp méo. Vì thế, sự biến động của trái phiếu có thể trở thành một “cơn địa chấn” như những gì đã diễn ra đối với giá dầu trong năm ngoái và đầu năm nay. Ông viết: “Sự biến động này có thể rất dữ dội”.

Tuy nhiên, ông Tom Clarke – Giám đốc của William Blair Macro Allocation Fund tại London, lại cho rằng lợi suất sẽ không tăng quá mạnh. Lợi suất trái phiếu thường tăng vọt khi mọi người lo lắng về lạm phát. Có một sự khác biệt rất lớn giữa sự chấm dứt của mối lo lắng về giảm phát và sự bắt đầu của lạm phát thực sự. Ông nói: “Lạm phát kỳ vọng bất ngờ tăng sẽ không đem lại rủi ro lớn nào. Hiện lạm phát đang ổn định”.

Phước Phạm (Theo CNN Money)





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P 500 ghi nhận quý 1 tăng tốt nhất kể từ năm 2019

Chỉ số S&P 500 tăng điểm vào ngày thứ Năm (28/03), ghi nhận quý đầu tiên tăng tốt nhất trong 5 năm.

JPMorgan: Thị trường chứng khoán Mỹ đã quá đông đúc, có thể lao dốc bất kỳ lúc nào

Đi ngược với xu hướng lạc quan trên Phố Wall, vị chuyên gia tại JPMorgan cảnh báo chứng khoán Mỹ có thể quay đầu bất kỳ lúc nào khi giá cả đã phản ánh nhiều yếu tố...

Dow Jones tăng hơn 450 điểm, S&P 500 lập kỷ lục mới

Chỉ số S&P 500 khởi sắc vào ngày thứ Tư (27/03), khép phiên tại mức cao kỷ lục khi chỉ số này hướng đến ghi nhận quý đầu tiên tăng tốt nhất kể từ năm 2019.

Bán tháo hơn 6 tỷ USD, khối ngoại tháo chạy khỏi chứng khoán Thái Lan

Thị trường chứng khoán Thái Lan vẫn chưa thể hồi sinh như kỳ vọng của nhiều chuyên gia.

S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày thứ Ba (26/03).

Hàng loạt lãnh đạo Boeing từ chức giữa khủng hoảng về dòng máy bay 737 Max

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng an toàn của dòng máy bay 737 Max, Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO của Boeing vào cuối năm nay.

Dow Jones giảm hơn 150 điểm vào đầu tuần

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Hai (25/03) để khởi đầu một tuần giao dịch rút ngắn, khi đà leo đốc đưa Phố Wall lên các mức cao kỷ lục tạm dừng.

Thị trường IPO Hồng Kông chờ được ‘hâm nóng’ bởi các chuỗi trà sữa

Sau nhiều năm suy giảm, thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Hồng Kông trông chờ vào các thương vụ niêm yết sắp tới của nhiều chuỗi cửa hàng...

Dow Jones giảm hơn 300 điểm

Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Sáu (22/03), nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng tốt nhất từ đầu năm đến nay sau những phiên lập kỷ lục liên tiếp.

Sóng gió tại Apple: Liên tục bị điều tra và khởi kiện, vốn hóa “bốc hơi” 113 tỷ USD

Từ Mỹ, châu Âu cho tới Trung Quốc, Apple liên tục đối mặt với các vụ kiện tụng và điều tra, điều này đang đang đe dọa tới vị thế của “táo khuyết”.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98