Tìm lối thoát cho ngành mía đường Việt Nam

18/05/2015 21:18
18-05-2015 21:18:18+07:00

Tìm lối thoát cho ngành mía đường Việt Nam

Ngành mía đường Việt Nam đang lâm vào thế sản lượng, năng suất, chất lượng mía đường thấp, chi phí sản xuất cao. Làm thế nào để tăng tính cạnh tranh cho ngành mía đường từ nay đến 2018?

Hội nghị nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành mía đường Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt – Bộ NNPTNT, hiện có 42 nhà máy đường đang hoạt động. Niên vụ 2014 – 2015, tổng diện tích mía nguyên liệu cả nước đạt khoảng 305.000ha (giảm 4.000ha) so với niên vụ trước.

Năng suất mía bình quân cả nước là 65,3 tấn/ha. Tổng sản lượng mía ước đạt 20 triệu tấn tương đương niên vụ trước. Sản lượng mía được ép để chế biến đường khoảng 16 triệu tấn mía, sản xuất được 1.590.470 tấn đường trong đó đường luyện là 530.000 tấn.

Hầu hết các ý kiến của chuyên gia đều cho rằng ngành mía đường Việt Nam có sản lượng mía thấp, năng suất, chất lượng đường ép chưa cao vì vậy sức cạnh tranh yếu.

Nguyên nhân quan trọng nhất là do giá mía nguyên liệu cao (chiếm từ 70 – 80% giá thành sản xuất đường). Chỉ riêng chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000 – 3.000đ/kg đường.

Theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt, Phạm Đồng Quảng: Công tác giống mía chưa được quan tâm đúng mức (khoảng 50% giống mía đang trồng phổ biến là giống cũ có trữ đường thấp), thâm canh chưa hợp lý, cơ giới hóa trong sản xuất mía còn thấp (chủ yếu là thu hoạch bằng tay) đặc biệt là khâu thu hoạch, tổn thất sau thu hoạch còn lớn (giảm 10%/ngày sau khi thu hoạch chưa đưa vào chế biến), công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế, quy hoạch và triển khai chưa phù hợp với vùng sản xuất nguyên liệu…

Những nguyên nhân này làm cho năng suất, chất lượng mía nguyên liệu và trữ đường khai thác của Việt Nam còn thấp so với các nước.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát lo ngại hiện nay, sản xuất mía đường cung đang vượt cầu.

Đường sản xuất trong nước 1,5 triệu tấn nhưng chỉ tiêu dùng khoảng 1,2 triệu tấn. Mỗi năm 300.000 tấn xuất khẩu tiểu ngạch không ổn định. Vì vậy, Bộ trưởng nhận định cần gấp rút nâng cao khả năng cạnh tranh thay vì chỉ “núp” dưới hàng rào bảo hộ 5%. "Muốn cạnh tranh với Thái Lan chất lượng đường phải bằng và tốt hơn, giá phải bằng hoặc thấp hơn thì mới chiếm ưu thế." Bộ trưởng khẳng định.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát giao cho Viên nghiên cứu Mía đường nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo giống tốt cho nông dân, cần phối hợp với DN để thực hiện khảo nghiệm chọn lọc giống tốt, tạo giống mới.

Cục Trồng trọt phối hợp với Tổng cục Thủy lợi rà soát và báo cáo hướng dẫn cho nông dân quy trình tưới cho cây mía đạt hiệu quả. Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối đưa ra hướng dẫn quy trình cơ giới hóa đồng bộ. Chậm nhất trước ngày 30.6 tổ chức đánh giá và giải quyết vướng mắc để tiếp tục tháo gỡ.

Thu Hà

Lao động



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tận dụng hơn nữa các ưu đãi từ CPTPP để gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào Canada

Ước tính khoảng 4 tỷ USD hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada không khai thác được lợi ích từ CPTPP, nghĩa là hàng hóa Việt Nam đang bị đắt hơn so với các đối...

Tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ có thể bị đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ

Đối với tôm, Hoa Kỳ yêu cầu đặt cọc thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ là 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Thông Thuận và 2,84% đối với tất cả các nhà cung cấp Việt...

3 loại hạt bình dân được doanh nghiệp Việt chi 1,22 tỷ USD gom mua

Trong vòng 75 ngày, các doanh nghiệp của Việt Nam đã chi hơn 1,22 tỷ USD để gom mua ba loại hạt bình dân. Theo đó, hơn 4 triệu tấn hàng ồ ạt về nước ta.

Mỹ tăng nhẹ thuế CBPG cá tra Việt Nam

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn nguồn từ Undercurrent News cho biết, Mỹ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá (CBPG) đối với các doanh...

Găm lúa gạo để đẩy giá: Coi chừng mất thị trường

Các chuyên gia cảnh báo tình trạng thu gom lúa nhưng găm trữ hàng không bán ra, đợi giá tăng cao như năm 2023 để kiếm lợi lớn.

Vì sao 30 lô sầu riêng xuất khẩu bị Trung Quốc cảnh báo?

Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các doanh nghiệp bị cảnh báo báo cáo kết quả thực hiện truy xuất và các biện pháp khắc phục trước ngày 1-4.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Mỹ tăng mạnh

Xuất khẩu tôm Việt Nam 2 tháng đầu năm nay đạt 415 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và Mỹ ghi nhận tăng trưởng lần...

Kiếm tiền triệu từ trái cây giải nhiệt mùa nóng

Nắng nóng, oi bức kéo dài trong những ngày qua đã làm nhu cầu sử dụng trái cây và một số nông sản giải nhiệt tại TP HCM tăng cao. Nhiều loại trái cây trong nước giá...

Cách nào giữ vị thế tôm Việt Nam trị giá 4 tỷ USD?

Hiện, xuất khẩu tôm mang về tổng giá trị khoảng 4 tỷ USD mỗi năm, dù gặp khó khăn nhất thời từ các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam. Để tiếp tục giữ vị thế này...

375 triệu USD xây dựng sản xuất gạo carbon thấp tại ĐBSCL

Ngày 19/03, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị với các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp. Dự kiến tổng vốn đầu...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98