Dệt may sẽ thoát khỏi “chiếc áo” gia công sau TPP?

17/06/2015 22:31
17-06-2015 22:31:00+07:00

Dệt may sẽ thoát khỏi “chiếc áo” gia công sau TPP?

Theo báo cáo của Trung tâm WTO Việt Nam, ngành Dệt may của Việt Nam sẽ nhận được những ưu tiên lớn sau khi nước ta ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Trung tâm WTO nhận định việc Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ và các nước tham gia TPP khác (nhất là các đối tác chưa ký kết FTA với Việt Nam) với mức thuế suất bằng 0, hoặc thấp sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn, đặc biệt là những mặt hàng thế mạnh mà Việt Nam vẫn đang phải chịu một mức thuế tương đối cao như dệt may, giày dép.

Cụ thể, theo đề nghị của Hoa Kỳ, đàm phán về dệt may được thực hiện riêng, độc lập với đàm phán về mở cửa tất cả các loại hàng hóa còn lại. Trong đàm phán này, hai đối tác chủ yếu là Hoa Kỳ (phía mở cửa thị trường) và Việt Nam (phía tiếp cận thị trường), ngoài ra còn có một số đối tác khác có quan tâm như Mexico, Australia.

Tính tới thời điểm 1/5/2015 thì đàm phán dệt may đã chốt ở nguyên tắc quy tắc xuất xứ chung (là “từ sợi trở đi” - yarnforward). Theo đó, sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định này phải được sản xuất từ sợi trở đi tại các nước tham gia TPP.

Khả năng áp dụng "biện pháp tự vệ" là không cao

Theo báo cáo, hiện có đề xuất về biện pháp tự vệ đặc biệt chỉ áp dụng cho hàng dệt may với các cơ chế riêng. Đây là cơ chế nhằm bảo vệ cho nước nhập khẩu (ở đây chủ yếu là Hoa Kỳ) trước nguy cơ hàng dệt may ồ ạt nhập khẩu vào thị trường sau khi áp dụng thuế ưu đãi.

Điều khoản này về lý thuyết thì gây khá nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam - nước tham gia TPP có lượng xuất khẩu dệt may lớn nhất vào thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế, khả năng điều khoản này được áp dụng là không cao,  bởi xét năng lực hiện tại và triển vọng đầu tư phát triển dệt may trong thời gian tới thì ít có khả năng lượng hàng dệt may xuất khẩu sang các nước TPP sẽ tăng đột biến.

Hơn nữa, Hoa Kỳ gần như không sản xuất mặt hàng tương tự nên khả năng ngành sản xuất nội địa của quốc gia này bị thiệt hại nghiêm trọng cơ bản là không có.

Cân nhắc để tận dụng ưu đãi

Danh mục “nguồn cung thiếu hụt” là các sản phẩm mà nguồn cung từ các nước TPP không đủ và do đó, có thể được cung cấp bởi các nguồn khác ngoài TPP mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế. Hơn nữa, các sản phẩm trong danh mục này sẽ không phải áp dụng nguyên tắc “từ sợi trở đi”.

Trung tâm WTO cho biết đối với Việt Nam, hiện tại và tương lai gần, khả năng nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may từ các nước ngoài TPP vẫn chiếm tỷ trọng lớn ở hầu hết các dòng sản phẩm, trong khi nguyên tắc "từ sợi trở đi" lại là nguyên tắc chung.

Về mặt lý thuyết, càng nhiều nguyên liệu, đặc biệt là các nguyên liệu sử dụng nhiều trong các sản phẩm may mặc xuất khẩu chủ lực được đưa vào danh mục “nguồn cung thiếu hụt” để không phải áp dụng quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" thì sẽ càng có lợi.

Tuy nhiên, số lượng các sản phẩm nguyên liệu được đưa vào danh mục này là có hạn. Hơn nữa, Việt Nam cũng cần có các giải trình cụ thể về tính chất thiếu hụt để thuyết phục các nước khác chấp thuận.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tính đến trường hợp khi các doanh nghiệp trong nước có thể tự sản xuất được những nguyên liệu này chứ không đơn thuần gia công cho nước ngoài như hiện nay. Do đó, cần xây dựng phương án lựa chọn nguyên liệu đưa vào danh mục này hợp lý và cẩn trọng để tận dụng các ưu đãi thuế quan từ TPP.

Lộ trình bỏ thuế

Hiện nay, đàm phán về lộ trình mở cửa thị trường (xóa bỏ thuế) đối với hàng dệt may đang được thiết kế theo 3 nhóm: Nhóm loại bỏ thuế ngay sau khi TPP có hiệu lực; nhóm loại bỏ thuế theo lộ trình 5 năm (giảm dần đều trong 5 năm kể từ khi TPP có hiệu lực) và nhóm nhạy cảm (chỉ giảm thuế vào thời điểm TPP có hiệu lực, sau đó giữ nguyên mức thuế và sẽ được loại bỏ sau 10 hoặc 15 năm).

Trung tâm WTO cũng nhận định, đối với Việt Nam, nhóm thứ nhất (loại bỏ thuế ngay) càng nhiều thì càng có lợi cho xuất khẩu của doanh nghiệp.

Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may tháng 5 ước đạt 1,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,11 tỷ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ.

Phan Trang

chính phủ





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Giám đốc Sở Tài chính được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình

Ông Bùi Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính Hòa Bình được bầu giữ chức Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII.

Khởi tố 27 đối tượng trong đường dây khai thác cát trái phép

Chiều 28/03, Công an TPHCM cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01), Công an TPHCM đã khởi tố và xử lý hình sự 27 bị can về các tội vi phạm quy định về khai thác...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TP.HCM là nơi có nhiều cơ hội, dư địa để khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định TP.HCM có nhiều dư địa, cơ hội, nhiều đơn đặt hàng để các nhà khởi nghiệp nghiên cứu.

Vụ Tập đoàn Phúc Sơn: Bắt tạm giam nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và Phó Bí thư Tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 27/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam với nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ và ông Phạm Hoàng...

Chợ Bến Thành, Tân Định... có lợi thế phát triển nhờ metro

Các Sở An toàn thực phẩm (ATTP), QHKT TP.HCM, Phòng kinh tế quận 6…đều nhìn nhận chợ truyền thống đang dần bị thu hẹp nhưng không hề mất đi.

Quý 1, TP.HCM dẫn đầu cả nước về số dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư. Còn, TP.HCM dẫn đầu về số dự án mới, điều chỉnh vốn và...

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng nhận án 8 năm tù

TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng mức án 8 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tổng vốn FDI vào Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 đạt 6.17 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ

Thu hút FDI của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 tiếp tục khởi sắc khi tăng 13.4% so với cùng kỳ năm 2023. 

Đề nghị truy tố 254 bị can trong ‘đại án đăng kiểm’

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 254 bị can liên quan đến đại án tiêu cực ngành đăng...

Thị trường 'ấm dần', xuất khẩu ngành hàng dệt may đón cơ hội để tăng tốc

Để đẩy mạnh xuất khẩu, ngành dệt may tiếp tục đầu tư sản xuất các loại nguyên liệu mới có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98