Giao dịch T+0 cuối tháng 6?

18/06/2015 10:31
18-06-2015 10:31:46+07:00

Giao dịch T+0 cuối tháng 6?

Rút ngắn thời gian giao dịch cổ phiếu và tiền về tài khoản của nhà đầu tư từ T+3 xuống T+2, đồng thời cho phép giao dịch chứng khoán T+0, tức giao dịch trong ngày đối với các cổ phiếu trong VN-30 và Hnx-30, hay nói cách khác cho phép bán khống ở mức độ thấp là nội dung cơ bản của dự thảo lần thứ 4 Thông tư Hướng dẫn về giao dịch chứng khoán thay thế Thông tư 74/2011/TT-BTC được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đưa lên trang web để lấy ý kiến các thành viên thị trường giữa tuần trước.

* Dự thảo sửa đổi Thông tư 74: Chỉ được mua bán cùng cổ phiếu trong ngày với rổ VN30 và HNX30

* Sẽ chỉ có dưới 10 CTCK được phép cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày?

* UBCK lấy ý kiến về việc rút ngắn thời gian thanh toán còn T+2

Ngoài giao dịch trong ngày, việc rút ngắn thời gian giao dịch cổ phiếu và thanh toán tiền xuống T+2, là sự tiến bộ vượt bậc của thị trường. Ảnh: Minh Khuê

Chủ tịch SSC ông Vũ Bằng nói với TBKTSG rằng trong ba lần dự thảo trước, các ý kiến đóng góp của thành viên thị trường, giới đầu tư, công chúng đã được đưa vào chỉnh sửa, bổ sung trong dự thảo lần này, nên chỉ còn lại một số chi tiết rất nhỏ. Ông nhấn mạnh các bước chuẩn bị để Bộ Tài chính ban hành thông tư đã xong, cơ sở hạ tầng công nghệ của Trung tâm Lưu ký chứng khoán và của các công ty chứng khoán đủ điều kiện cho những cải cách giao dịch đã sẵn sàng. “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để thông tư mới được ban hành và thực hiện ngay cuối tháng 6 này”, ông Bằng cho biết. 

Khoanh vùng giao dịch trong ngày

Giao dịch trong ngày được dự thảo thông tư định nghĩa “là giao dịch theo phương thức thanh toán thông thường. Theo đó, sau khi đã mua hoặc bán, nhà đầu tư có trách nhiệm bán hoặc mua một lượng chứng khoán tương đương để bù trừ cho giao dịch đã thực hiện trước đó trong cùng ngày giao dịch. Việc thanh toán được thực hiện giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư dựa trên chênh lệch giá sau khi bù trừ các giao dịch đối ứng”.  

Trong định nghĩa trên có hai chủ thể là nhà đầu tư và công ty chứng khoán. Vai trò của công ty chứng khoán ở đây là cho nhà đầu tư vay cổ phiếu để bán và theo dõi việc họ mua lại để bù cho số lượng đã bán. Việc bán rồi mua, rồi lại bán cổ phiếu tiếp, mua tiếp có thể diễn ra liên tục nhiều lần (nhiều vòng) trong trường hợp thanh khoản tốt và lượng cổ phiếu mà công ty chứng khoán có thể lo liệu từ các nguồn (tự doanh, sắp xếp từ các khách hàng khác) dồi dào.

Vậy những công ty nào được tham gia cung cấp dịch vụ giao dịch trong ngày? Có bốn điều kiện: được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán; có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ từ 800 tỉ đồng trở lên; không lỗ hai năm gần nhất + tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 220%; không trong quá trình sáp nhập, giải thể, kiểm soát đặc biệt. Đối chiếu các điều kiện, các công ty niêm yết lọt vào danh sách là SSI (Công ty Chứng khoán Sài Gòn), HSC (Công ty Chứng khoán TPHCM), VND (Công ty Chứng khoán VN-Direct), AGR (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). CTS (Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương) hội tụ đủ ba điều kiện, riêng vốn điều lệ mới 790 tỉ đồng. Tuy nhiên AGR hiện đang là cổ đông tổ chức lớn nhất nắm giữ khoảng 10% cổ phần của Ngân hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GPBank). Trong trường hợp GPBank được Ngân hàng Nhà nước mua lại theo phương án 0 đồng, lợi nhuận của AGR có thể bị ảnh hưởng.    

Để cạnh tranh, các công ty chứng khoán khác sẽ phải chạy đua nhằm đáp ứng đủ điều kiện. Những cuộc thanh lọc thông qua hợp nhất, sáp nhập sẽ diễn ra nhanh hơn và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu khối chứng khoán. Nhờ giao dịch trong ngày, những công ty hàng đầu như SSI, HSC có khả năng đột phá về doanh thu, lợi nhuận, số lượng khách hàng. Sự phân hóa sẽ mở rộng và khoảng cách giữa nhóm đầu và nhóm cuối sẽ giãn ra.

Vì sao bây giờ?

Giao dịch trong ngày sẽ áp dụng cho 60 công ty niêm yết trên hai sàn trong rổ VN-30 và Hnx-30, vốn chiếm tỷ trọng lớn về giá trị vốn hóa, thanh khoản thị trường. Điều này vừa hợp lý vừa chưa hợp lý. Sự chưa hợp lý ở chỗ không ít cổ phiếu trong Hnx-30 có quy mô vốn hóa, thanh khoản, tỷ lệ cổ phiếu có thể giao dịch thấp hơn so với nhiều cổ phiếu trong tốp VN-50 hay VN-60 của Hose. Để thuận tiện cho thị trường và nhà đầu tư, nên chăng áp dụng một tiêu chí lựa chọn chung tất cả cổ phiếu hai sàn, sau đó chọn ra khoảng 60 công ty đáp ứng các tiêu chí đó, không cần chia đều 30 công ty mỗi sàn. Có thể số công ty ở Hose 45, trong khi từ Hnx chỉ 15. Việc này không khó, chỉ cần một bộ lọc các doanh nghiệp niêm yết theo tiêu chí được áp dụng là xong.

Xem chi tiết tại đây

Hải Lý

tbktsg







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

HOSE đưa ra kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới KRX

Ngày 21/04, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thông báo đến các công ty chứng khoán (CTCK) kế hoạch chuyển đổi hệ thống giao dịch mới (KRX)...

Chứng khoán Việt Nam - “cá lớn trong ao nhỏ” ở thị trường cận biên

Theo các chuyên gia từ PHS, thị trường chứng khoán Việt Nam được ví như “cá lớn nằm trong ao nhỏ” khi quy mô vốn hóa và thanh khoản đều vượt trội hoàn toàn so với...

FTSE Russell và Morgan Stanley làm việc với UBCKNN về việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Chiều 11/04/2024, tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì buổi tiếp, làm việc và trao đổi thông tin với đoàn...

Vụ VNDIRECT bị tấn công: Phải rà soát hệ thống giao dịch chứng khoán trước 15/4

Ngày 15/4 là thời hạn các công ty chứng khoán phải xong việc rà soát, đánh giá an toàn thông tin và triển khai biện pháp khắc phục điểm yếu của các hệ thống phục vụ...

Công ty đại chúng sẽ phải công bố thông tin bằng tiếng Anh từ năm 2028

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

Giải pháp gỡ nút thắt pre-funding được FTSE Russell đánh giá khả thi

Bộ Tài chính vừa chính thức lấy ý kiến về việc sửa đổi nhiều quy định pháp lý có liên quan nhằm tháo gỡ một số nút thắt quan trọng, đáp ứng các tiêu chí nâng hạng...

TTCK Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và xem xét mở rộng hoạt động

Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và...

Khơi thông lại đường để doanh nghiệp FDI lên sàn

Sau khi Nghị định 38/2003 hết hiệu lực, vấn đề doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán không còn được nhắc đến trong các...

UBCKNN điều động và bổ nhiệm Phụ trách Vụ Giám sát công ty đại chúng

Sáng ngày 05/3/2024, tại Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về công tác cán bộ, Chủ tịch Vũ Thị Chân Phương đã trao Quyết...

Cần ‘hệ thống VAR’ mạnh hơn để hậu kiểm chất lượng cổ phiếu niêm yết?

Câu chuyện kiểm tra chất lượng “hàng hóa” chứng khoán sau khi niêm yết dường như vẫn còn bỏ ngỏ, để lại rủi ro cho nhà đầu tư khi gặp phải những doanh nghiệp cố ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98