Sau bị hủy niêm yết, doanh nghiệp đang sống như thế nào?

15/06/2015 13:12
15-06-2015 13:12:28+07:00

Sau bị hủy niêm yết, doanh nghiệp đang sống như thế nào?

Thật khó để tìm ra được một gương mặt sáng giá nào mà sau khi bị hủy niêm yết do thua lỗ lại có thể đứng dậy nhờ tái cấu trúc.

Trong danh sách 33 doanh nghiệp mà người viết lọc ra chỉ tìm được hai cái tên SBSCAD đang có kết quả kinh doanh không thua lỗ sau hủy niêm yết. Còn lại là những thảm cảnh của lỗ triền miên, khiến cổ đông không còn màng tới để chất vấn hay góp ý tại mỗi kỳ ĐHĐCĐ thường niên. Thậm chí có doanh nghiệp còn đưa ra cả phương án phá sản.

Đang tự vực dậy?

Có ngân hàng Sacombank (STB) chống lưng, Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) đã từng khoác ánh hào quang với thương hiệu mạnh, nằm trong top 10 thị phần môi giới, vốn điều lệ trên ngàn tỷ, lợi nhuận thu về trên trăm tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2011 và 2012 SBS lao dốc trầm trọng, lỗ lũy kế đến gần 1,800 tỷ đồng khiến vốn chủ sở hữu âm 251 tỷ đồng, kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục với hàng loạt vấn đề, công ty bị khởi tố và kiểm soát đặc biệt… SBS buộc phải rời sàn HOSE vào 25/03/2013 tại mức giá 900 đồng/cp khiến không ít cổ đông lao đao. Số phận của SBS như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Được sự đồng thuận của cổ đông lớn, đề án tái cấu trúc đã đi vào thực thi. SBS đã có sự “lột xác” lớn từ nhân sự cho đến kết quả kinh doanh. Ngay trong năm nhận trát hủy niêm yết (2013), SBS tạo bất ngờ khi ghi nhận lãi ròng 443 tỷ đồng, cao nhất từ khi thành lập. Hai năm sau đó, không còn khoản thu đột biến từ hợp đồng mua bán trái phiếu chuyển đổi, SBS tuy lãi chỉ từ 10-15 tỷ đồng nhưng cũng là những bước tiến sau khủng hoảng. Đến năm nay, SBS vẫn còn rất nặng gánh, áp lực của Thông tư 210 đang buộc SBS phải tìm mọi cách để kéo lỗ lũy kế xuống dưới 50% vốn điều lệ để không phải ngừng hoạt động. Để có thể xóa lỗ lũy kế nhanh, SBS vẫn đang lên kế hoạch tái cấu trúc thông qua sáp nhập với công ty chứng khoán khác.


SBS đang có những bước đi cũng như kết quả kinh doanh “mới” hơn. Giao dịch cổ phiếu SBS trên UPCoM sau 1 năm “nghỉ ngơi” cũng đang rất sôi động với bình quân gần 500,000 cp/ngày trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu đã có lúc lên mốc 5,000 đồng/cp.

Tương tự, Chế biến & XNK Thủy sản Cadovimex (CAD) cũng buộc phải dừng “cuộc chơi” trên sàn niêm yết vào giữa năm 2012 khi lỗ 3 năm liên tiếp trước đó, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 200 tỷ đồng. Năm 2012 CAD tiếp tục ghi nhận lỗ năm thứ tư và kiểm toán có ý kiến ngoại trừ về giá trị doanh nghiệp cũng như “lùm xùm” việc nguyên Tổng giám đốc đã biển thủ 500 triệu đồng ngân sách.

Tuy nhiên, sau khi đổi lãnh đạo, CAD dần gượng dậy được khi bắt đầu có lợi nhuận trong hai năm 2013 và 2014. Tốc độ tăng trưởng dù không cao nhưng đó cũng là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp này. Và năm 2015 ban lãnh đạo công ty đặt kế hoạch khá tự tin với doanh thu 660 tỷ đồng và lợi nhuận 15 tỷ đồng.


Giá cổ phiếu CAD từ ngày chuyển qua UPCoM cũng đã có những biến chuyển theo chiều hướng đi lên từ mốc 1,100 đồng/cp hiện đã lên 1,900 đồng/cp.

Càng lún sâu và dần mất dấu

Cũng tiến hành tái cấu trúc để cố gắng khắc phục những sai lầm trong quá khứ, tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng tái cấu trúc thành công, vì thế giao dịch cổ phiếu trên UPCoM của những mã này sai hủy niêm yết khiến nhà đầu tư không mấy hào hứng.

Hữu Liên Á Châu (HLA) là trường hợp gần đây nhất bị hủy niêm yết trên HOSE (tháng 2/2015) do lỗ lũy kế tới cuối 2014 hơn 656 tỷ đồng, gần gấp đôi vốn thực góp 344 tỷ đồng, khiến vốn chủ sỡ hữu âm 167 tỷ đồng. Đến nay, dù chưa nói trước được điều gì nhưng giá cổ phiếu HLA đã lao từ mức 1,400 đồng/cp sau khi chốt lại trên sàn HOSE hiện xuống còn 1,000 đồng/cp trên UPCoM, khối lượng giao dịch chỉ vài chục ngàn cổ phiếu/ngày.

Đầu tư Xây dựng & Khai thác Công trình Giao Thông 584 (NTB) đã rời sàn HOSE từ tháng 7/2013 do kiểm toán từ chối báo cáo tài chính 2012. Từ đó đến nay, hàng loạt những bất ổn của NTB tiếp tục “phát tác”, từ nội bộ cho đến các dự án. Báo cáo tài chính mới nhất mà đơn vị này công bố là 9 tháng đầu năm 2014 với con số lỗ gần 74 tỷ, vay nợ hơn 2,000 tỷ, tồn kho cũng hơn 1,600 tỷ đồng và lỗ lũy kế 127 tỷ đồng. ĐHĐCĐ thường niên của NTB đến nay cũng chưa biết đã thực hiện hay chưa. Nhà đầu tư bất lực khi tìm kiếm thông tin về hoạt động gần đây của NTB, ngay cả trên website công ty này. Giá cổ phiếu NTB theo đó cũng lao dốc 94% kể từ khi niêm yết, xuống còn 1,800 đồng/cp tại vị trên UPCoM.

2014 cũng là năm chứng kiến sự đổ gục của nhiều doanh nghiệp sau những năm bết bát trên sàn trước đó. Ô tô Giải Phóng (GGG) là một trong những trường hợp do thua lỗ từ 2011-2013 và vốn góp âm nên phải rời sàn. Chưa dừng lại ở đó, năm 2014 vừa qua, GGG cũng ghi nhận năm thứ 4 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Cổ đông đã “không thèm” ngó ngàng tới ĐHĐCĐ của doanh nghiệp này khi tỷ lệ tham dự không đủ để tổ chức lần 1. Nhìn vào tờ trình của HĐQT, kế hoạch năm 2015 khá sơ sài, mục tiêu lãi 5 tỷ đồng nhờ hợp tác với đối tác có tiềm năng tài chính…?!

Tương tự GGG, Xây lắp Dầu khí Nghệ An (PVA) đang lỗ 4 năm liên tiếp và bị rời sàn hồi tháng 6/2014. Vậy nhưng kế hoạch 2015 PVA “vẽ” ra lãi tới 12 tỷ đồng sau 3 lần tổ chức ĐHĐCĐ mới thành công. Giá cổ phiếu cũng đã rớt 65% so với kể từ khi niêm yết, hiện quanh mốc 1,800 đồng/cp.

Các chỉ tiêu gần đây của một số DN bị hủy niêm yết
Đvt: Triệu đồng

“Vượt” qua tất cả những doanh nghiệp trên, Container Phía Nam (VSG) đến nay đã có 5 năm liên tiếp âm lợi nhuận. Và kế hoạch 2015 VSG đặt ra vẫn tiếp tục âm tới 71 tỷ đồng. Giá cổ phiếu hiện cũng chỉ còn 1,200 đồng/cp. Còn tại Nhựa Tân Hóa (VKP), hủy niêm yết từ năm 2012 và con số thua lỗ cũng lên tới 5 năm chưa tính 2014. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2014, HĐQT VKP đã “gài” cổ đông vào tình thế khó khi đề xuất phát hành thêm cổ phiếu để bổ sung vốn lưu động hoặc phá sản. Tuy nhiên cổ đông chỉ đồng ý cho VKP tái cấu trúc trong 6 tháng cuối năm 2014, nếu không thành sẽ lập thủ tục phá sản. Vậy nhưng đến thời điểm hiện nay, đã kết thúc năm tài chính 2014 gần nửa năm nhưng mọi thông tin “chết hay tồn tại” của VKP vẫn biệt tăm. Giá cổ phiếu cũng èo uột quanh mức 1,000 đồng/cp.

Bức tranh chung của những doanh nghiệp này có lẽ là ở những số âm đỏ chót trên báo cáo tài chính và giá cổ phiếu cũng xoay quanh con số 1,000 đồng/cp. Chỉ còn hy vọng sẽ có một biến đổi nào đó nhưng xem ra khá mong manh và tất cả chỉ còn lại sự bế tắc!

Thanh Nụ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (9)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98