Cảnh báo sớm không thừa

24/07/2015 09:54
24-07-2015 09:54:23+07:00

Cảnh báo sớm không thừa

Vào thời điểm Việt Nam sắp gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà ai cảnh báo coi chừng bong bóng chứng khoán, bất động sản; coi chừng đầu tư ngoài ngành, vào tài chính chứng khoán, ắt lời cảnh báo ấy sẽ chẳng được ai chú ý, thậm chí còn bị xem là không nắm bắt được cơ hội do bảo thủ.

Lúc đó, giá cổ phiếu tăng vọt từng ngày, vốn nước ngoài rót vào ào ạt, các khoản đầu tư vào ngân hàng, chứng khoán sinh lợi với tốc độ chóng mặt, ít ra là trên giấy tờ.

Cũng may là bong bóng sớm vỡ mặc dù để lại hậu quả cho đến hôm nay như khối nợ xấu của hệ thống ngân hàng, hàng loạt doanh nghiệp lâm vào khó khăn đến mức đóng cửa, bất động sản đóng băng dài ngày... nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của người dân bình thường thì chưa đến nỗi như đợt suy sụp chứng khoán ở Trung Quốc vừa qua.

Nay một chu kỳ tích tụ sức đẩy mới, có khả năng bơm phồng các loại bong bóng mới, đã bắt đầu và đang lôi kéo nền kinh tế đi theo con đường cũ. Vì thế, đưa ra những lời cảnh báo cho khả năng xuất hiện sự lạc quan quá đà, đầu tư chệch hướng là không thừa.

Khả năng sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là rất cao. Nếu TPP được triển khai thì chắc chắn một dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để đón cơ hội sẽ diễn ra. Các nhà đầu tư nước ngoài rất nhạy bén và quyết định nhanh chóng hơn doanh nghiệp Việt Nam.

Mặc dù thị trường đầu tư gián tiếp của Việt Nam còn rất nhỏ bé nhưng chỉ một phần rất nhỏ dòng vốn nước ngoài này rót vào cũng sẽ làm thay đổi cục diện. Khả năng một phần của dòng vốn này quay sang Việt Nam là có: từ chuyện Việt Nam quyết định nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài đến chuyện Nhà nước sắp cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, tiềm năng sinh lời cao; từ chuyện nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán Trung Quốc đến việc tỷ giá tiền đồng được cam kết ổn định...

Giới đầu tư trong nước cũng rất nhạy bén trước các dấu hiệu này nên đang có sự chuyển dịch dòng vốn đầu tư vào địa ốc, làm thị trường bừng lên khả năng tan băng, rồi vào chứng khoán, nhất là các công ty có liên quan đến TPP và công ty mà nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu hết tỷ lệ cho phép.

Vậy điều cần cảnh báo ở đây là gì? Đó là cần luôn luôn ý thức được rằng kinh tế chỉ phát triển bền vững khi chú ý đến các hoạt động của nền kinh tế thực; thị trường tài chính chỉ là nơi phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả nhất cho nền kinh tế thực. Cứ sôi động tài chính, chứng khoán mà bỏ quên nền kinh tế thực, trước sau gì bong bóng cũng sẽ vỡ. Cái cơ hội mà các hiệp định thương mại đem đến chỉ có thể biến thành của cải vật chất khi chúng ta tổ chức được các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho các cơ hội này chứ không phải tận dụng thời cơ để mong làm giàu qua đêm nhờ chênh lệch giá.

Cách hay nhất là bình tĩnh quan sát các nhà đầu tư nước ngoài: họ từng tận dụng tốt cơ hội làm ăn khi Việt Nam gia nhập WTO như thế nào thì hiện nay họ vẫn tiếp tục tận dụng như thế - hệ quả là tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế, kể cả hoạt động xuất khẩu, ngày càng tăng.

Là người trong nhà, tại sao chúng ta không tận dụng được cơ hội như họ - đó là câu hỏi cần đặt ra thường xuyên trong đầu mọi người để tránh những bong bóng ảo tưởng mới.

tbktsg





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...

Miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Sáng 8/4, tại kỳ họp thứ 21 (khóa X) nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Quảng Nam đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND tỉnh đối với ông Phan Việt Cường và...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường bảo đảm an toàn thông tin mạng.

Việt Nam lọt tốp 20 nền kinh tế được dự báo tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Trong số các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, Việt Nam xếp thứ 6 với tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong năm 2024 dự kiến ở mức 7,41%.

HSBC duy trì dự báo GDP Việt Nam tăng 6%, kỳ vọng NHNN giữ nguyên chính sách tiền tệ đến 2025

Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC vừa phát hành báo cáo "Vietnam at a glance: Bình tĩnh tiến bước" giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam ở mức 6% cho năm 2024...

Điều gì giúp xuất siêu liên tục lập kỷ lục?

Hoạt động thương mại của Việt Nam đạt kết quả tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024, với xuất siêu của kỳ quý 1 đã lập mốc kỷ lục mới. Phía sau xu hướng này là gì và...

UBKT Trung ương đề nghị kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Lao động Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo 2 kịch bản tăng trưởng cho năm nay

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, GDP quý 1 tăng 5.66% so với cùng kỳ năm trước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98