Có gì mới từ buổi gặp nhà đầu tư của JVC?

06/07/2015 18:36
06-07-2015 18:36:59+07:00

[Bài cập nhật]

Có gì mới từ buổi gặp nhà đầu tư của JVC?

Chiều ngày 06/07, CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (HOSE: JVC) đã tổ chức buổi gặp mặt nhà đầu tư sau vụ việc ông Lê Văn Hướng - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc bị miễn nhiệm và điều tra.

* JVC: Chủ tịch Lê Văn Hướng bị tạm giam để điều tra

Ông Kyohei Hosono - Tân Chủ tịch HĐQT của JVC đã gửi lời xin lỗi đến các nhà đầu tư vì những khó khăn mà công ty gặp phải trong sự việc ông Lê Văn Hướng bị khởi tố vừa qua.

Ông cũng cho biết hoạt động của Công ty vẫn đang diễn ra bình thường. Sau sự kiện của ông Hướng, không chỉ trên thị trường mà nhiều bệnh viện cũng đã có những tin đồn xoay quanh vấn đề này. HĐQT mới đã có những chuyến thăm đến các bệnh viện để tái khẳng định cam kết tiếp tục hoạt động của JVC. Đồng thời, HĐQT cũng đã làm việc với những nhà cung cấp của JVC, trong đó 90% là những nhà cung cấp Nhật Bản.

Những công ty này là đối tác của JVC nhưng đồng thời cũng là đối tác, khách hàng của DI ở Nhật Bản. Do đó trong thời gian vừa qua, DI đã giúp các công ty Nhật Bản trong việc kết nối với JVC, tận dụng hệ thống cũng như các mối quan hệ của JVC. Một điều quan trọng là các nhà cung cấp Nhật bản vẫn thể hiện niềm tin đối với JVC và tiếp tục hợp tác với JVC.

Về tình hình tài chính, JVC đang thực hiện BCTC cho thời điểm kết thúc ngày 30/06. Việc quản lý quỹ, dòng tiền của JVC chưa thực sự tốt. Các số liệu chính thức về các khoản mục đang được DI thực hiện xem xét và tính toán lại. Một số bệnh viện đang muốn hoãn việc chi trả các khoản phải thu đối với JVC do sự việc xảy ra với ông Hướng nhưng công ty đang thuyết phục các bệnh viện này thực hiện chi trả.

Sau sự việc của ông Hướng, vấn đề đo lường ảnh hưởng 20% hay 30% đến nay JVC vẫn chưa thể tính toán. Vấn đề tham gia dự thầu của JVC cũng bị ảnh hưởng từ vụ việc của ông Hướng, nhiều gói thầu cung cấp thiết bị cho các bệnh viện thì JVC không thể tham gia.

Với các hợp đồng được ký do ông Hướng, hiện tại các hợp đồng này vẫn hoạt động bình thường, không có bệnh viện nào tiến hành hủy hợp đồng.

Về việc mua cổ phiếu quỹ, đây là hành động có thể giúp bình ổn giá cổ phiếu JVC, kế hoạch cụ thể đang được HĐQT JVC cân nhắc, tuy nhiên trong dài hạn JVC cần cân nhắc giữa nhiều vấn đề khác nhau.

Còn vấn đề cầm cố cổ phiếu của JVC của ông Hướng và bà Hạnh, trong thời gian qua CTCK đã tiến hành bán giải chấp cổ phiếu và hiện vẫn còn một số CTCK đang có cổ phiếu của ông Hướng, JVC đã làm việc với các công ty này để không thực hiện bán ra cổ phiếu giải chấp này.

Giám đốc đại diện của Quỹ đầu tư DI cho biết, đến DI cũng ko biết được lý do cụ thể tại sao ông Hướng bị tạm giam, mặc dù bên DI đã nghe rất nhiều tin đồn khác nhau, trong đó có tin đồn việc ông Hướng thay đổi các tem trên các thiết bị.

Và vị này cho rằng, việc đào sâu đến gốc rễ vấn đề đối với các nhà đầu tư là điều không thể vì bản chất vấn đề đến thời điểm này cũng không có gì có thể khẳng định. Ông cũng chia sẻ, ông rất muốn chia sẻ một phần của vụ việc đến các nhà đầu tư nhưng vấn đề là những gì chia sẻ có thể sẽ không chính xác. Quỹ DI và các bên liên quan đang nắm gần 30% vốn của JVC.

Đại diện Quỹ đầu tư DI cũng hứa những thông tin cụ thể về sự việc này sẽ được công bố tại lần gặp sau vào sáng thứ 4 tới (08/07).

Ngày thứ 4 này cũng là phiên giao dịch đáng chú ý trên thị trường chứng khoán, là thời điểm mà cổ phiếu JVC được bắt đáy cuối tuần qua về tài khoản (đủ T+3) và có thể tự do mua bán. Cổ phiếu JVC đã có liền 3 phiên trở lại đây ghi nhận sự đảo chiều ngoạn mục trong sắc tím, bắt đầu bằng lượng bắt đáy khủng hơn 12 triệu cp của phiên 2/7.

Buổi gặp gỡ nhà đầu tư của JVC được tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 06/07.

Bàn tay vô hình nào đằng sau sự trỗi dậy của JVC?

Bắt đầu từ những tin đồn râm ran truyền tai nhau xuất hiện, rồi sau đó hàng loạt các chuỗi sự kiện kéo dài biến cổ phiếu JVC trở thành một hiện tượng của năm khi giảm sàn 12 phiên liên tiếp, mất hơn 56%. Song từ phiên thứ 5 tuần trước (2/7) lực cầu hấp thụ cực mạnh đã kéo JVC từ sàn lên trần và tiếp tục trần cứng 3 phiên tiếp theo đó. Hiện vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào hỗ trợ cho cú đảo chiều ngoạn mục của JVC.

Ở thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu luôn “chạy” trước thông tin và nhìn lại trường hợp của JVC cũng không phải là ngoại lệ khi giá của cổ phiếu này đâu đó đã lục đục chạy trước dăm phiên trước khi tin đồn rò rỉ đến tai nhà đầu tư và cũng phải chờ mãi đến chục phiên mới thấy lấp ló xuất hiện thông tin xác nhận chính thức của JVC, mặc dù trước đây một mực khẳng định “chúng tôi vẫn hoạt động bình thường”.

Dù cho trước đó Tân Chủ tịch của JVC là ông Kyohei Hosono đồng thời cũng là người đại diện phần vốn của quỹ đầu tư DI Asian Industrial Fund LP và Dream Incubator Inc (Công ty DI) đã gửi tâm thư tha thiết xin lỗi tới các cổ đông trong thư ngỏ, đồng thời khẳng định hai quỹ đầu tư Nhật Bản sẽ đồng hành với JVC trong dài hạn.

Song có vẻ như nhà đầu tư kỳ vọng ở hành động nhiều hơn thay vì chỉ đơn thuần ở lời cam kết xuôi tai. Thị trường tiếp tục bán tháo và áp lực giải chấp ở cổ phiếu này cũng theo đó mà gia tăng mạnh mẽ. Mà ngay cả số cổ phiếu JVC mà ông Hướng cùng vợ nắm giữ đều bị giải chấp trong tình trạng “tiền trảm hậu tấu”, tức là CTCK đều tiến hành giải chấp ngay tức thì mà không có thông tin giao dịch nào được công bố trước (theo quy định thì cổ đông nội bộ phải thực hiện công bố thông tin trước khi giao dịch).

Trao đổi với một số nhà đầu tư nắm giữ cp JVC trong giai đoạn này, họ đều chung một tình trạng bị các môi giới tại các CTCK gọi điện liên tục để nhắc nhở đóng thêm tiền, trường hợp xấu nhất họ phải “cắn răng” thanh lý các cổ phiếu khác trong danh mục để bù lại phần rủi ro từ sự lao dốc của JVC. Có dịp trò chuyện với trưởng phòng môi giới một CTCK lớn tại TPHCM, vị này cho biết việc đầu tư vào JVC trong giai đoạn này liên quan quá nhiều đến rủi ro đặc thù ngành – điều mà nhà đầu tư nhỏ lẻ chưa hiểu rõ về doanh nghiệp, đặc biệt là những thông tin xung quanh hoạt động chính của doanh nghiệp.

Quan sát kỹ chuỗi lao dốc không phanh của JVC ta có thể dễ dàng thấy đâu đó đã xuất hiện những dòng tiền nóng nhảy vào bắt đáy. Song trước áp lực giải chấp quá lớn cùng tâm lý chực chờ bán ra của khối ngoại dường như đã khiến tất cả những lần bắt đáy trên đều trở nên vô vọng khi đáy mới sâu hơn liên tiếp được thiết lập.

Nhưng ngược lại, theo quan sát của người viết, nhà đầu tư nước ngoài duy nhất lúc túc gom mua cp JVC trong đợt giảm giá là quỹ Vietnam Equity Holding. Nếu tính cả hai đợt mua (ngày 23/6 và 2/7) quỹ này đã mua thêm gần 2 triệu cp JVC, theo đó nâng mức sở hữu lên hơn 7 triệu cp (6.29%) JVC.

* JVC: Nhóm cổ đông lớn nước ngoài đang “ngậm ngùi” thoát hàng?

* JVC: Vietnam Equity Holding mua thêm 1.3 triệu cp,nâng sở hữu lên 6.29%

* JVC: Vietnam Equity Holding đã trở thành cổ đông lớn

Đặc biệt, phiên thứ năm tuần trước (2/7) đã chứng kiến sự quyết liệt của dòng tiền bắt đáy JVC. Khoảng 8.8 triệu cổ phiếu JVC đã được giao dịch ở giá sàn, trong đó 4.5 triệu cp mua ngay từ lúc mở cửa. Các lệnh lớn và lệnh MP “nhập cuộc” liên tục trong phiên này tạo cảm giác an toàn từ góc độ tâm lý. Điều này đã làm cho ngay cả những nhà đầu tư bi quan cũng bị ít nhiều kích thích khiến tâm lý mạo hiểm gia tăng. Diễn biến tăng kịch trần kéo dài đến hết phiên hôm nay (6/7), lượng thanh khoản tăng mạnh lên hơn 9.4 triệu cp trong phiên này.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là những nhà đầu tư bắt đáy từ phiên 2/7 sẽ có được gì vì họ phải đợi đến T+3 mới biết kết cục? Và dòng tiền bắt đáy có ở lại với JVC hay sẽ xuất hiện làn sóng chốt lời?

Diễn biến giao dịch của cổ phiếu JVC gần đây

Minh Tuấn - Gia Nguyên







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98