Đường Quảng Ngãi: Khi công ty đường phát triển nhờ sữa!

22/07/2015 11:02
22-07-2015 11:02:00+07:00

Đường Quảng Ngãi: Khi công ty đường phát triển nhờ sữa!

Mặc dù cái tên gắn với chữ “đường” nhưng cái duyên ngành sữa mới mang lại thành công lớn cho CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS). Tính đến năm 2014, sản phẩm Vinasoy của Đường Quảng Ngãi chiếm hơn 82% thị phần sữa đậu nành của cả nước.

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn chung của ngành, giá đường lại liên tục sụt giảm khiến không ít doanh nghiệp mía đường sống vật vờ. Riêng CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) không những “bình chân như vại” mà còn tăng vọt lợi nhuận và tạo được nhiều điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Từ năm 2010 đến nay, lợi nhuận của Đường Quảng Ngãi vẫn theo xu hướng tăng trưởng. Riêng năm 2014, lãi sau thuế tăng 33% khi đạt 774 tỷ đồng và cao gấp 7 lần kế hoạch đặt ra. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) cũng thuộc hàng cao nhất trong các doanh nghiệp mía đường với mức 7,556 đồng. Các chỉ số khác cũng ngất ngưởng với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 45% hay tỷ suất lợi nhuận gộp 31%...

Quý đầu tiên của năm 2015, Đường Quảng Ngãi tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, vượt 36% kế hoạch cả năm khi đạt lợi nhuận sau thuế gần 210 tỷ đồng. Con số này tăng 47% so với thực hiện của cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế qua các năm của QNS
ĐVT: tỷ đồng
Một số sản phẩm chính của Đường Quảng Ngãi
Bên cạnh sữa đậu nành Vinasoy, Đường Quảng Ngãi còn có sản phẩm bia Dung Quất, nước giải khát Thạch Bích, mạch nha, bánh kẹo Biscafun,…

Đường Quảng Ngãi có được kết quả kinh doanh “lột xác” như trên chính là nhờ hướng rẽ mới kể từ năm 2003!

Trở lại thời thập niên 90 và đầu năm 2000, khi đó QNS bắt đầu manh nha lấn sân sang ngành sữa với sự ra đời của Nhà máy Sữa Trường Xuân nhưng không mấy thành công. Nhà máy này đã lỗ 90 tỷ đồng trong 3 năm hoạt động và ở bên bờ vực phá sản trước các đối thủ hùng mạnh như Vinamilk hay Dutch Lady. Trước tình hình này, Công ty quyết định chọn một thị trường ngách, nhà máy sữa chính thức chuyển sang dòng sản phẩm sữa đậu nành mang thương hiệu VinaSoy (Fami) từ năm 2003 trong khi các tên tuổi khác như Tân Hiệp Phát, Tribeco còn lơ là.

Thương hiệu sữa đậu nành VinaSoy này từng bước tạo dựng được tên tuổi và dần trở thành nguồn thu chính cho QNS, vượt trội hẳn so với các sản phẩm khác như bia, nước giải khát, bánh kẹo hay thậm chí là cái nôi mía đường.

Ban đầu vị trí doanh thu lớn nhất thuộc về mía đường, nhưng từ năm 2012 trở đi nhường chỗ cho sữa đậu nành khi sữa và đường chia nhau tỷ trọng 37% và 28% trong tổng doanh thu của QNS. Đến năm 2014, sữa đậu nành đóng góp chủ yếu vào doanh thu với tỷ trọng gần chiếm phân nửa và tăng trưởng 48% so với năm 2013 trong khi doanh thu đường sụt giảm cả về giá trị lẫn tỷ trọng.

Cơ cấu doanh thu của Đường Quảng Ngãi qua các năm
ĐVT: tỷ đồng
Sản lượng các loại hàng hóa của Đường Quảng Ngãi qua các năm
Nguồn: BCTN 2014 của Đường Quảng Ngãi

Chia sẻ về quyết định này với giới truyền thông khi đó, lãnh đạo QNS cho biết "Nếu anh không dẫn đầu thì anh phải tìm một nhánh, một ngách nào đó để trở thành người dẫn đầu" khi nói về sữa đậu nành VinaSoy.

Tính đến năm 2014, sản phẩm Vinasoy của Đường Quảng Ngãi đã chiếm hơn 82% thị phần sữa đậu nành của cả nước (theo thống kê của AC Nielsen) và nhãn hàng Fami lọt vào Top 3 sản phẩm bán chạy ở nông thôn trong ngành hàng thức uống theo thống kê của Kantar World Panel.

Một số nhãn hiệu sữa đậu nành phổ biến trên thị trường hiện nay của các thương hiệu Đường Quảng Ngãi, TRI, Tân Hiệp Phát, Vinamilk.

Mặc dù đang dẫn đầu về thị phần nhưng hiện nay sức cạnh tranh trên thị trường sữa đậu nành không phải là ít với các tên tuổi như Soya Number One của Tân Hiệp Phát, Trisoy của Tribeco (TRI) và đặc biệt là GoldSoy của Vinamilk (VNM). Trong đó, Vinamilk chỉ mới tham gia thị trường từ năm 2013 với mục tiêu các sản phẩm nước giải khát (bao gồm cả sữa đậu nành) đóng góp khoảng 5% doanh thu. Được biết, tổng doanh thu năm 2014 của VNM đạt hơn 35,700 tỷ đồng thì 5% của khoản này là con số không hề nhỏ.

QNS có tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi, thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Năm 2005, Công ty cổ phần hoá thành lập CTCP Đường Quảng Ngãi và hoạt động từ năm 2006.

Sản phẩm, dịch vụ chính của QNS là đường, bánh kẹo, bia, nước khoáng, sữa, nha, cồn, CO2, mía giống,...

Các nhà máy (NM) của QNS gồm NM Đường Phổ Phong, NM Đường An Khê, NM Bánh kẹo Biscafun, NM Nước khoáng Thạch Bích, NM Bia Dung Quất, NM Sữa đậu nành Vinasoy, NM Nha Quảng Ngãi, NM Cơ khí, Trung tâm giống mía, Trung tâm môi trường và nước sạch.

Minh Hằng





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ 2024 Tracodi: Đặt kế hoạch doanh thu 1,920 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230.5 tỷ

Ngày 17/4, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi, HOSE: TCD) - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG) – đã tổ chức thành...

FPT Retail lên kế hoạch chào bán riêng lẻ cổ phần chuỗi dược phẩm Long Châu

Chiều ngày 17/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HOSE: FRT) đã tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 tại Tp. Hồ Chí Minh.

Capitaland Tower lỗ gần 2,700 tỷ đồng năm 2023, âm vốn chủ

Năm 2023, Capitaland Tower tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 2,700 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu âm gần 762 tỷ đồng, phát sinh khoản nợ trái phiếu hơn 12,200 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT Chứng khoán DNSE: Tỷ lệ khách hàng rời bỏ dịch vụ phái sinh của DNSE gần như bằng 0

Trả lời cổ đông tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2024 diễn ra vào 16/4, Ban lãnh đạo DNSE cho biết dự tính lợi nhuận Quý I, kế hoạch sử dụng vốn sau IPO, giải...

Huy động nhiệt điện tăng, PPC lãi gấp 4 lần cùng kỳ

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) có một kỳ kinh doanh tăng trưởng lớn về cả doanh thu lẫn lợi nhuận.

ĐHĐCĐ FPT Retail: Muốn thành công ty healthcare, đóng tiếp cửa hàng không hiệu quả

Đó là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 được tổ chức chiều ngày 17/04.

Chứng khoán Yuanta báo lãi quý 1 gần gấp đôi, dư nợ cho vay tăng 27%

Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 thể hiện kết quả khả quan với lãi sau thuế tăng 92%, đạt 37 tỷ đồng.

Một công ty thép thực hiện 50% kế hoạch lãi năm 2024 sau 1 quý

Sau khoảng thời gian lỗ kéo dài, CTCP Gang thép Thái Nguyên (Tisco, UPCoM: TIS) đã trở lại mạch báo lãi quen thuộc trong 2 quý gần nhất.

PGBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 58%, tăng vốn lên 5,000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank, UPCoM: PGB) vừa công bố tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 20/04 tới.

D2D báo lãi quý 1 giảm 84%, nhưng dự kiến lãi gần 800 tỷ từ khu dân cư Lộc An giai đoạn 2

Ngay quý đầu năm 2024, CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (HOSE: D2D) đã ghi nhận lãi sau thuế giảm 84% so với cùng kỳ. Cùng với đó, lượng tiền mặt giảm gần...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98