EU không bàn thêm về Hy Lạp trước cuộc trưng cầu dân ý

03/07/2015 11:42
03-07-2015 11:42:29+07:00

EU không bàn thêm về Hy Lạp trước cuộc trưng cầu dân ý

Nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng euro (eurogroup) loại trừ bất kỳ cuộc đàm phán thêm nào về gói cứu trợ mới cho Hy Lạp đến khi Hy Lạp hoàn thành cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 5-7.

Người dân Hy Lạp sẽ tự quyết định chấp nhận hoặc từ chối đề xuất của các chủ nợ quốc tế tại cuộc trưng cầu dân ý, cũng như quyết định số phận của Hy Lạp.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Hy Lạp

Hy Lạp đã quá hạn trả khoản nợ hơn 1,5 tỉ euro cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào ngày 30-6, cùng ngày chương trình cứu trợ trị giá hàng tỉ euro hết hạn. Sau sự kiện này, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) quyết định không nâng trần quỹ hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng đang gặp khó khăn của Hy Lạp. ECB chỉ tuyên bố “sẵn sàng can thiệp nếu cần thiết”.

Quyết định của ECB khiến Hy Lạp phải đóng cửa các ngân hàng từ ngày 29-6 đến ngày 7-7, việc rút tiền tại các máy ATM cũng bị giới hạn ở mức 60 euro/ngày.

Áp lực ngày càng tăng đối với nền kinh tế Hy Lạp khi các doanh nghiệp ngừng sản xuất vì không thể trả tiền cho nhà cung cấp và một số cửa hàng phải xem xét cho nhân viên nghỉ không lương.

Mối lo bị vỡ nợ của quốc gia này càng tăng khi ngày 1-7, hãng xếp hạng tín dụng Moody’s hạ mức tín dụng của Hy Lạp từ Caa3 xuống Caa2. Trước đó, hai hãng xếp hạng tín dụng khác là Fitch và Standard & Poor’s cũng đã hạ mức tín dụng của Hy Lạp.

Trong báo cáo mới nhất về nhu cầu tài chính của Hy Lạp ngày 2-7, IMF cho biết Hy Lạp cần ít nhất 50 tỉ euro (55 tỉ đô la Mỹ) nữa, trong đó có 36 tỉ euro từ các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU), để ổn định tình hình tài chính của nước này. IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Hy Lạp từ 2,5% dự báo trước đó xuống còn 0%. Dự báo của IMF không bao gồm tác động của việc đóng cửa các ngân hàng tại Hy Lạp trong tuần này và các biện pháp kiểm soát vốn.

Người dân  muốn “có”, chính phủ muốn “không”

Áp lực kinh tế khiến người dân Hy Lạp lao đao và có khuynh hướng ngả theo các chủ nợ. Theo kết quả cuộc thăm dò mới nhất, 47% số người được hỏi cho biết sẽ nói “có” với kế hoạch thắt lưng buộc bụng của các chủ nợ trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, trong khi chỉ 43% số người được hỏi nói “không”.

Trong khi đó, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras vẫn giữ nguyên quan điểm nói “không” với yêu cầu của các chủ nợ. Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp trên toàn quốc về cuộc khủng hoảng nợ của nước này, ông Tsipras kêu gọi người dân Hy Lạp nói “không” với các kế hoạch thắt lưng buộc bụng như một cách gây sức ép lên các chủ nợ. Ông tiếp tục lên án bộ ba chủ nợ - IMF, ECB và Ủy ban châu Âu (EC) - đã gây ra tình trạng hiện nay tại nước này. Ông cũng phê phán cáo buộc cho rằng ông và Bộ Tài chính Hy Lạp muốn đưa nước này khỏi eurozone. Ông trấn an người dân qua cam kết sẽ không để tình hình hiện nay tiếp tục kéo dài và người gửi tiền, người hưởng lương hay người nhận lương hưu sẽ không bị mất tiền.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yanis Varoufakis thì cáo buộc các chủ nợ “tống tiền” Hy Lạp. Ông cam kết thỏa thuận nợ sẽ sớm đạt được sau cuộc trưng cầu dân ý và sẽ giảm dần việc áp đặt kiểm soát vốn. Trước đó, trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Bloomberg, ông Varoufakis nói nếu cử tri Hy Lạp chấp nhận đề nghị cứu nguy của các chủ nợ vào ngày 5-7, theo đó Hy Lạp phải tăng thuế và cắt giảm chi tiêu để được trợ giúp thêm, ông sẽ từ chức bộ trưởng tài chính. Ông nói chẳng thà ông chặt đứt cánh tay còn hơn ký một thỏa thuận không bao gồm việc tái cơ cấu nợ của Hy Lạp.

Cuộc trưng cầu dân ý sắp tới được cho là sẽ quyết định tương lai của đảng Syriza cánh tả của Thủ tướng Tsipras, được bầu nhờ cam kết chống thắt lưng buộc bụng.

Phúc Minh

vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98